Hotline 24/7
08983-08983

Nguy cơ tai biến mạch máu não ở người bệnh tiểu đường và cao huyết áp?

Câu hỏi

Tai biến mạch máu não ở người bệnh tiểu đường và người cao huyết áp có khác gì nhau? Phòng ngừa và điều trị có khác nhau không?

Trả lời
Lâu nay tôi thường nghe người bị cao huyết áp và mỡ máu thì dễ bị tai biến mạch máu não. Nay tôi lại được nghe người bệnh tiểu đường nguy cơ tai biến còn cao hơn, có phải không BS?

Vậy tai biến mạch máu não ở người bệnh tiểu đường và người cao huyết áp có khác gì nhau? Phòng ngừa và điều trị có khác nhau không? Cảm ơn BS! (Hùng Dũng - dunghung...@gmail.com)

Tai biến mạch máu não hay đột quỵ gồm 2 dạng là xuất huyết não và nhồi máu não. Tùy theo từng dạng và từng nguyên nhân cụ thể mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Nguyên tắc điều trị là tìm nguyên nhân, điều trị triệt để nguyên nhân nếu được và phòng tránh tái phát.

Chào bạn,
 
Bệnh tiểu đường đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ thông qua việc làm tổn thương mạch máu. Mức đường càng cao, càng khó kiểm soát trong thời gian càng dài thì nguy cơ đột quỵ càng cao.
 
Không thể so sánh nguy cơ đột quỵ cao thấp giữa tiểu đường và tăng huyết áp một cách chung chung vì tùy theo từng bệnh nhân cụ thể, nguy cơ sẽ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ của mỗi bệnh. Nhưng nói chung cả 2 bệnh này đều là yếu tố nguy cơ cao của bệnh đột quỵ. Nếu có cùng cả 2 bệnh, nguy cơ sẽ càng cao hơn.

Tai biến mạch máu não còn gọi là đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Cần phải đưa người bệnh vào viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp, bởi vì đối với người bị tai biến, thời gian là vàng, mạch máu đông hoặc vỡ phải được xử lý thật nhanh để đề phòng các biến chứng như liệt toàn thân, bại não...

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ thường gắn tới từ “FAST”.

F: Face (khuôn mặt). Yêu cầu bệnh nhân cười. Với người bị đột quỵ một bên mặt sẽ bị xệ xuống.

A: Arms (tay). Yêu cầu bệnh nhân giơ hai tay lên. Một bên tay có rũ xuống hoặc không thể giơ lên được.

S: Speech (lời nói). Yêu cầu bệnh nhân nói các câu đơn giản. Họ có nói lắp, nói không rõ lời, nói khó hiểu hay không.

T: Time (thời gian). Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu trên, nhiều khả năng họ đã bị đột quỵ. Cần lập tức gọi cấp cứu.

Chữ T ở đây là thời gian (time), có ý nghĩa nhắc nhở là thời gian cấp cứu đột quỵ rất quan trọng, tính từng giây từng phút”.

Bắt đầu từ 1/6 đến hết tháng 12/2018, AloBacsi phối hợp với nhãn hàng NattoEnzym của Công ty Dược phẩm Hậu Giang mở chuyên đề “Không còn nỗi lo đột quỵ” với tiêu chí: tư vấn - giải đáp câu hỏi hàng ngày, tổ chức các chương trình truyền hình trực tuyến, livestreams trò chuyện với bác sĩ về các vấn đề đột quỵ và tổ chức các sự kiện thực tế tại các TP lớn như TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ...

Mời bạn đọc có các thắc mắc về bệnh tim mạch, nội thần kinh, đột quỵ, tai biến... gửi câu hỏi về email: tuvan@alobacsi.vn để được TS.BS Trần Chí Cường, TS.BS Lê Văn Tuấn và ThS.BS Bùi Diễm Khuê tư vấn.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X