Hotline 24/7
08983-08983

Nguy cơ nhiễm bệnh từ nhà vệ sinh trường học, nhiều học sinh... không dám vào

Nhà vệ sinh trường học có nơi sạch như khách sạn, nhưng cũng có không ít nơi chưa đảm bảo vệ sinh, an toàn cho học sinh, gây nguy cơ nhiễm bệnh. Thậm chí đến trường học, nhiều học sinh không dám bước chân vào nhà vệ sinh.

Theo điều tra củaQuỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam, 40% ca nhiễm tiêu chảy ở học sinh bắt nguồn từ trường học.Nhiều học sinh vì nhịn tiểu nên không uống đủ lượng nước trong ngày học, làm tăng nguy cơ bị mất nước và nhiễm trùng bàng quang.

Vấn đề không mới, nhưng tình hình dịch bệnh lây lan từ nhà vệ sinh bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ em khi đi học vẫn luôn là vấn đề đáng lo ngại...

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho hay, sau khi trẻ bị nhiễm trùng đường ruột (bị tiêu chảy, tả, thương hàn) thường bị giảm khả năng nhận thức, trẻ có thể mất 10 điểm IQ so với những trẻ không mắc bệnh. Mặc dù cùng được tiếp nhận dinh dưỡng bổ sung như nhau, nhưng các trẻ bị tiêu chảy càng nhiều ngày thì sau 24 tháng, sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng bị suy giảm.

Nhà vệ sinh không đạt chuẩn dễ gây bệnh.
Nhà vệ sinh không đạt chuẩn dễ gây bệnh.

Nhiều phụ huynh đón con đi học về, cứ nghe con hối thúc về nhà nhanh để đi vệ sinh, vì nhà vệ sinh ở trường quá bẩn. Việc trẻ không dám đi vệ sinh sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý đến trường của trẻ. Nhiều trẻ “nhịn” rồi bĩnh ra quần. Còn nhiều trẻ vì sợ đi học thì mắc vệ sinh nên không dám uống nước, không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất.

Việc tránh sử dụng nhà vệ sinh trong trường học có thể dẫn đến chứng táo bón - một nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát ở trẻ em. Nếu bị táo bón lâu ngày có thể gây bệnh trĩ, rách hậu môn và liên quan đến các vấn đề đại tiểu tiện không tự chủ ở trẻ (đái dầm, ị đùn…).

Bên cạnh đó, nhiều học sinh vì nhịn tiểu nên không uống đủ lượng nước trong ngày học, làm tăng nguy cơ bị mất nước và nhiễm trùng bàng quang. Ngoài ra, bệ ngồi của nhà vệ sinh bẩn làm các học sinh nữ phải cúi mình thay vì ngồi khi đi tiểu tiện làm cho nước tiểu không được thải hết ra ngoài sau mỗi lần tiểu tiện, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu.

Những bệnh truyền nhiễm các em có thể bị nhiễm như: Bệnh tay chân miệng; tả; tiêu chảy; viêm đường ruột; sỏi thận; viêm gan A… Nhà vệ sinh trường học bẩn cũng là nơi dễ làm cho các em nhiễm giun sán, dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng. Các vi sinh vật gây bệnh từ nhà vệ sinh có thể theo trẻ về nhà, lây cho gia đình, theo người chế biến thức ăn đến bữa ăn của học sinh.

Theo Lao động

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X