Hotline 24/7
08983-08983

Nguy cơ mắc tiểu đường từ việc bỏ bữa

Khi bỏ bữa, cơ thể rơi vào tình trạng bị bỏ đói, không có thức ăn khiến cho tế bào gan ngừng đáp ứng với insulin, loại hormon chịu trách nhiệm phá vỡ glucose.

Lối sống hiện đại khiến con người có chế độ ăn uống không khoa học, nhiều người vì bận rộn mà bỏ bữa, nhiều người ăn uống quá nhiều mắc chứng béo phì lại bỏ bữa để giảm cân,... Tuy nhiên, theo các chuyên gia bạn có thể có nguy cơ mắc tiểu đường từ việc bỏ bữa nhiều lần.

Cơ chế gây bệnh tiểu đường từ việc bỏ bữa

Khi bỏ bữa, cơ thể rơi vào tình trạng bị bỏ đói, không có thức ăn khiến cho tế bào gan ngừng đáp ứng với insulin, loại hormon chịu trách nhiệm phá vỡ glucose. Điều này dẫn đến sự dư thừa glucose trong máu, được lưu giữ trong cơ thể như là chất béo. Nó làm hỏng các cơ quan và dần dần có thể gây ra bệnh tiểu đường. Nhiều người, đặc biệt là những người trẻ đang bỏ một hoặc thậm chí là hai bữa mỗi ngày với mục tiêu giảm cân hoặc do bận rộn, điều này ảnh hưởng nặng nề đối với sức khỏe.

Bỏ bữa là thói quen của khá nhiều người
Bỏ bữa là thói quen của khá nhiều người

Cơ thể con người sử dụng một loạt các  quá trình trao đổi chất để duy trì mức đường huyết bình thường. Khi bỏ bữa, cơ thể nghĩ rằng nó đang ở chế độ bị đói, do vậy sẽ phát tín hiệu làm chậm chuyển hóa. Ngoài ra, mức đường huyết thấp cũng truyền tín hiệu tới não rằng cơ thể bị đói làm gia tăng mức độ đói. Kết quả là, bữa tiếp theo bạn có thể ăn nhiều hơn, điều này làm tăng nhanh mức đường huyết. Tuy nhiên, vì sự trao đổi chất diễn ra chậm hơn, cơ thể sẽ cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa bữa lớn hơn. Sự trao đổi chất lên xuống cùng với mức đường huyết mất cân bằng dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường theo thời gian.

Ăn uống khoa học, ngừa bệnh tiểu đường

Bỏ bữa sẽ có nguy cơ gây bệnh tiểu đường
Bỏ bữa sẽ có nguy cơ gây bệnh tiểu đường

Những người bị tiểu đường nếu không được chữa trị kịp thời hiệu quả sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Trong số bệnh nhân tiểu đường, thì 70-80% người bị chết do biến chứng tim mạch và các triệu chứng kèm theo. Số người tiểu đường mắc tim mạch và tử vong cao gấp 2-3 lần người bình thường, nữ bệnh tiểu đường thường mắc tim mạch khá sớm và phát triển tương đối nhanh. 

Trong số bệnh nhân tiểu đường dạng phụ thuộc insulin có đến 50-80% chết do nhiễm độc ure, còn tỷ lệ mù lòa do tiểu đường cao hơn người thường từ 10-23 lần, tủy lệ hoại thư phải cắt cụt tay chân, cao hơn người thường 20 lần. Tỉ lệ người tử vong có nguyên nhân từ bệnh tiểu đường đứng hàng đầu chỉ thấp hơn bệnh tim mạch, mạch máu não và ung thư.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc trì hoãn những vấn đề này là kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa sự xuất hiện của tiểu đường. Bệnh tiểu đường ở mức ban đầu có thể được kiểm soát bằng cách thực hiện những thay đổi lối sống đơn giản. Nên lựa chọn chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm ngũ cốc, đậu, quả, rau và sữa ít béo. 

Ăn các bữa ăn nhỏ theo khoảng thời gian thường xuyên thay vì bỏ bữa ăn là thay đổi lối sống cơ bản nhất, dẫn đến một cách lâu dài để duy trì bệnh tiểu đường. 

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là vấn đề các chuyên gia luôn khuyến cáo, tập luyện thể dục không chỉ làm nâng cao sức đề kháng còn khiến cơ thể tiêu hao năng lượng dư thừa ngừa nguy cơ mắc tiểu đường, béo phì.

Theo Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X