Hotline 24/7
08983-08983

Người thủy đậu có nên tắm không?

Là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, thủy đậu khiến nhiều người e sợ, thắc mắc mà một trong thắc mắc phổ biến chính là nếu bị thủy đậu thì có nên tắm không và cần phải kiêng cữ gì trong thời gian bị thủy đậu. Bài viết này Bệnh viện K sẽ giải đáp thắc mắc.

Sơ lược bệnh thủy đậu


Bệnh thủy đậu có tên gọi khác là trái rạ, phỏng da do virus có tên Varicella Zoster gây ra. Hầu như bất kì đứa trẻ nào cũng gặp phải bệnh thủy đậu, tuy nhiên may mắn là đây là một căn bệnh lành tính nếu như chưa thành biến chứng.


Thủy đậu ở cấp độ lành tính không gây ra ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng trầm trọng đến thẩm mỹ. Sự xuất hiện của hàng trăm nốt phát ban và mụn nước khiến cơ thể ngứa ngáy, khó chịu và đặc biệt là tình trạng sẹo sau thẩm mỹ. Biến chứng của bệnh thường là viêm phổi, viêm da, xuất huyết và các bệnh thần kinh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Để tránh các biến chứng, theo quan điểm dân gian, người bệnh phải kiêng gió, nước. Chính vì lẽ đó, nhiều bậc phụ huynh thường tránh cho con tắm và nằm quạt trong thời gian bị thủy đậu, tuy nhiên thực tế đây là một sai lầm phổ biến.

Bệnh thủy đậu có nên tắm không?

Đầu tiên, ta điểm qua 3 sai lầm phổ biến của người bệnh thủy đậu:

1. Kiêng tắm

Trên thực tế, khi hè nóng bức, mồ hôi cũng vì thế mà tiết ra nhiều hơn, chảy xuống các mụn nước. Nếu không được làm sạch dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, lở lét viêm da.

Vì vậy, khi đang bệnh thủy đậu, người bệnh nên được tắm bằng nước ấm. Tuy nhiên, người bệnh sẽ không tắm lâu như bình thường và không lấy tay/ khăn mặt chà sát vào mụn nước khiến chúng bị vỡ, dẫn đến nhiễm trùng.

Cuối cùng, người bệnh cần phải giữ sạch tay, các móng tay được cắt sạch sẽ. Nếu là trẻ nhỏ, bạn nên mang bao tay cho bé, xoa bột Talc hoặc phấn rôm vô khuẩn để trẻ bớt ngứa và tuyệt đối không được gãi nốt thủy đậu.

2. Kiêng gió

Người bệnh kiêng không ra ngoài, chỉ nên nghỉ ngơi tại phòng và đeo khẩu trang.

Tuy nhiên, nhiều người hiểu lầm với việc kiêng gió là không được bật quạt. Thực tế, người bệnh có thể bật quạt để tạo không khí thoáng và mát, tránh ruồi muỗi bâu. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý chỉ bật quạt trong phòng kín để tránh lây nhiễm và không nằm quạt quá mạnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Tắm lá

Việc sử dụng lá để tắm cho trẻ khi bị thủy đậu phải theo chỉ định của bác sĩ.

Thực tế, da trẻ nhỏ mỏng, cấu trúc chưa được ổn định nên dễ dẫn đến tổn thương và nhiễm trùng, mà các loại lá để tắm mọc ở bờ bụi bị nhiễm khuẩn, kể cả khi đã rửa sạch và đun sôi cũng không thể đảm bảo nguy cơ trẻ không bị nhiễm khuẩn.

Thủy đậu cần kiêng cữ những gì để nhanh khỏi bệnh?

- Hạn chế tiếp xúc với nhiều người;
- Tuyệt đối không chạm, gãi, làm vỡ các nốt thủy đậu;
- Kiêng các thực phẩm tanh/ đồ ăn cay nóng/ đồ ăn mặn/ đồ ăn nhiều dẫu mỡ/ sữa và các sản phẩm từ sữa/ cà phê/ sôcôla…

Theo Bệnh viện K

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X