Hotline 24/7
08983-08983

Người mắc bệnh tuyến giáp nên và không nên ăn gì?

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, bạn cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống trong ngày để giúp quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả sớm hơn.

Tuyến giáp vốn là một tuyến nội tiết quan trọng có thể điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Nếu tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh thì nó sẽ tiết ra hormone thyroxine (gọi tắt là T4) đều đặn.

Hormone này sẽ cung cấp các chất cần thiết cho mọi hoạt động trong ngày, đồng thời điều khiển các tế bào bên trong cơ thể, kiểm soát việc sử dụng năng lượng, điều hòa nhịp tim và duy trì thân nhiệt ổn định...

Với những người mắc các bệnh về tuyến giáp như suy tuyến giáp, u tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp, hay ung thư tuyến giáp... thường mất nhiều thời gian điều trị để cân bằng lại hormone giúp tuyến giáp hoạt động tốt nhất. Tuy nhiên, chính chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng có thể hỗ trợ không nhỏ tới quá trình điều trị bệnh để giúp cơ thể nhanh phục hồi và duy trì sức khỏe tuyến giáp ở thể trạng tốt nhất. Do đó, hãy tìm hiểu kỹ những loại thực phẩm nên và không nên ăn khi mắc bệnh về tuyến giáp để thúc đẩy quá trình điều trị đạt hiệu quả sớm hơn.

*Nên ăn:

Thực phẩm giàu i-ốt

Tuyến giáp cần i-ốt để sản sinh ra các hormone cần thiết, thế nhưng, không phải người nào cũng bổ sung đầy đủ i-ốt mỗi ngày. Nếu muốn tìm đến nguồn thực phẩm giàu i-ốt tự nhiên thì hãy lựa chọn tảo biển, cá biển, cua, ghẹ... và bổ sung thường xuyên để cơ thể không thiếu hụt i-ốt bạn nhé.

Rau lá xanh

Rau bina, rau diếp, cải xoăn... đều là những loại rau lá xanh chứa nguồn magie và khoáng chất dồi dào. Thường xuyên ăn rau lá xanh không chỉ hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp mà còn giảm bớt tình trạng mệt mỏi, chuột rút cơ và thay đổi nhịp tim của cơ thể.

Các loại hạt

Hạt điều, hạnh nhân, hạt bí... cũng là một nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu sắt và magie nên rất tốt cho tuyến giáp. Không những thế, các loại hạt còn cung cấp cho cơ thể một nguồn vitamin E và B giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru hơn.

*Hạn chế ăn:

Các sản phẩm từ đậu nành

Một số hợp chất được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ... có thể gây cản trở khả năng tạo ra hormone của tuyến giáp. Bởi lẽ, đậu nành có thể làm giảm khả năng hấp thu i-ốt vào cơ thể. Do đó, nếu mắc bệnh về mất cân bằng hormone hay rối loạn tuyến giáp thì bạn nên hạn chế ăn đậu nành hoặc đậu phụ.

Đồ ăn từ nội tạng động vật

Thận, tim, hoặc gan đều là những cơ quan nội tạng có chứa nhiều axit lipoic - một axit béo có thể làm gián đoạn quá trình hoạt động của tuyến giáp nếu bạn tiêu thụ quá nhiều. Thậm chí, axit lipoic còn có thể tác động lên bất kỳ loại thuốc tuyến giáp nào mà bạn đang sử dụng.

Thực phẩm chứa gluten

Gluten thường được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch... nó sẽ có hại khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh celiac. Bởi gluten có thể làm hỏng ruột non của người mắc bệnh celiac. Bên cạnh đó, nó còn gây ra vô số vấn đề nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tuyến giáp, từ đó gây ra bệnh Hashimoto (viêm tuyến giáp) và bệnh Graves (cường giáp).

Chất xơ và đường

Cho dù chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa thì bạn cũng không nên ăn quá thường xuyên vì nó có thể ngăn cản sự hấp thu của thuốc vào cơ thể. Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn chứ không nên loại bỏ hoàn toàn vì đây là thực phẩm cần thiết cho quá trình tiêu hóa.

Mặt khác, đường và các chất tạo ngọt cũng có thể gây suy giảm chức năng tuyến giáp. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc chuyển hóa đường thành năng lượng, từ đó gây tăng cân và hạn chế hoạt động của tuyến giáp.

Theo Quỳnh Phương - Helino

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X