Hotline 24/7
08983-08983

Người chăm sóc bệnh nhân đột quỵ quan trọng như thế nào?

Chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ là yếu tố quan trọng giúp ngăn chặn biến chứng, đặc biệt là chăm sóc về mặt tinh thần cho người bệnh.Câu chuyện về những bức tranh của một bệnh nhân đột quỵsẽ giúp chúng ta hiểu hơn về vấn đề này.

Theo các chuyên gia y tế, sau khi bị đột quỵ, người bệnh có thể gặp phải một số di chứng: Liệt nửa người, chân tay khó cử động, khó khăn trong ăn uống, giao tiếp, rối loạn tiểu tiện và đại tiện… Bệnh nhân bị đột quỵ cần uống thuốc đều đặn và luyện tập các bài phục hồi chức năng, tham khảo ý kiến bác sỹ thường xuyên.

Ngoài ra, việc chăm sóc bệnh nhân đột quỵ cần tham khảo thêm ý kiến, kinh nghiệm từ những người từng bị đột quỵ, hoặc người đã từng chăm sóc bệnh nhân đột quỵ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng đột quỵ của người bệnh mà thời gian phục hồi diễn ra nhanh hay chậm.

Có người chỉ mất từ 3-4 tháng để phục hồi, trong khi đó, có người phải mất đến vài năm, thậm chí, có ngườicòn không thể phục hồi. Vì thế, vai trò của người chăm sóc rất quan trọng, giúp bệnh nhân phục hồi các chức năng đã bị ảnh hưởng sau đột quỵ.

Chăm sóc tinh thần giúp bệnh nhân đột quỵ sớm hồi phục

Chăm sóc bệnh nhân sau khi bị đột quỵ là quá trình kéo dài, đòi hỏi sự kiên trì và phải nắm được những kiến thức cơ bản của bệnh đột quỵ, nhằm tránh đột quỵ tái phát và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Mới đây, Anne Boyère - một phụ nữ có bố là họa sỹ bị tai biến, đã bán những bức tranh cuối cùng do bố cô vẽ trước khi bị tai biến trên mạng xã hội và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người.

Người chăm sóc bệnh nhân đột quỵ quan trọng như thế nào? - Ảnh 1Sự động viên của người thân giúp bệnh nhân đột quỵ bớt trầm cảm

Bố Anne - ông Bernard Tardieu là một họa sỹ.  Năm 2013, ông bị đột quỵ ngay trước sinh nhật lần thứ 83 của mình. Sau khi bị đột quỵ, ông đã không thể vẽ và nói chuyện. Tuy nhiên, do không biết cách phòng tránh tai biến tái phát, nên tháng 9/2017, ông bị đột quỵ lần thứ 2 và phải chịu một loạt các biến chứng về sức khoẻ khác.

Anne Boyère cho biết: “Sau khi đột quỵ, tôi hiểu rằng, bố tôi rất muốn các bức tranh ông vẽ được nhiều người biết đến và nó thực sự hữu ích đối với xã hội. Ông vẽ tác phẩm cuối cùng của mình bằng bút chì, mực in và màu nước. Nó có thể trở thành công cụ hỗ trợ giáo dục cho trẻ em. Bởi, bức tranh được vẽ về những con vật: Cá mập, khủng long, voi, cá sấu…”

Anne đã lựa chọn Twitter và trang Facebook để quảng bá bức tranh và theo dõi để cập nhật về các dự án crowdfunding miễn phí cho những trường học trong tương lai. Từ đây, nhiều người đã biết đến tác phẩm nghệ thuật của bố cô. Cô chia sẻ điều này với bố mình hàng ngày và sự quan tâm của nhiều người đã giúp ông Bernard cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn, nhờ đó sức khỏe tốt hơn trông thấy.

Anne chia sẻ thêm, sau khi bắt đầu việc quảng bá những bức tranh của bố cô trên mạng, bác sỹ đã nói rằng, bố cô đáp ứng tốt hơn với các liệu pháp hồi phục sau đột quỵ. Và câu chuyện về ông Bernard đã trở thành một ví dụ điển hình về vai trò của người chăm sóc bệnh nhân tai biến.

Người chăm sóc bệnh nhân đột quỵ quan trọng như thế nào? - Ảnh 2Khi đã bị đột quỵ, người bệnh cần được chăm sóc “đặt biệt” để tránh bị tái phát.
Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe thể chất, thì chăm sóc sức khỏe tinh thần có thể giúp người bệnh đáp ứng tốt hơn với thuốc điều trị, với các bài tập phục hồi và hơn nữa là giúp người bệnh cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống.

Theo Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X