Hotline 24/7
08983-08983

Người cao tuổi hay cáu gắt có phải do trầm cảm?

Người già luôn không thấy vui vẻ, hay cáu gắt và ít nói chuyện với người xung quanh. Liệu có phải do bệnh trầm cảm?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Mẹ tôi 70 tuổi, luôn thấy không vui vẻ, dễ cáu gắt và ít nói chuyện với mọi người xung quanh. Vậy xin hỏi có phải mẹ tôi đã mắc bệnh trầm cảm?

Trả lời:

Chào bạn!

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách mà chúng ta cảm nhận, suy nghĩ, hành xử, khi kéo dài có thể dẫn đến những vấn đề tổn hại nghiêm trọng về tinh thần và thể chất.

Hầu hết người cao tuổi bị trầm cảm là do họ quá lo lắng về sức khỏe của mình. Biểu hiện của bệnh là: Dễ nổi cáu, không thiết tha gì với những hoạt động xung quanh (hội họp, thể thao, tivi...). Khẩu vị ăn của người bệnh cũng thay đổi, không muốn ăn, khó ngủ, trí nhớ suy giảm, mất tập trung, không muốn gặp mặt người thân...

Để khắc phục tình trạng trên, người nhà bệnh nhân đóng vai trò rất quan trọng, phải có cách giúp người cao tuổi thoát được tình trạng này bằng cách:

- Chịu khó ngồi nói chuyện, tâm sự với người cao tuổi, tổ chức các buổi đi chơi, thăm hỏi người thân, bạn bè;

- Tạo việc làm (chăm sóc cây cảnh, chim, cá, trông cháu...).

- Bên cạnh đó, cần tạo cho người già có môi trường sống thoải mái, vui vẻ, đầm ấm bên con cháu, hạn chế những cú sốc quá lớn về mặt tâm lý và tránh lao động quá vất vả để kiếm sống.

- Ngoài ra, bản thân người già cũng phải dự phòng, tránh bị trầm cảm cho mình bằng cách tham gia các hoạt động tập thể như câu lạc bộ thơ, tổ hưu trí...;

- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia;

- Thường xuyên tập luyện thể dục và có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, điều độ.

Ngày nay, các chuyên gia khuyên mọi người nên phối hợp với sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để nâng cao hiệu quả kiểm soát triệu chứng của trầm cảm, đồng thời giảm tác dụng phụ của thuốc tây y, ngăn chặn nguy cơ tái phát trầm cảm.  Từ xa xưa, hợp hoan bì được coi là thảo dược hàng đầu giúp dưỡng tâm, an thần. Theo y học cổ truyền, hợp hoan bì có vị ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm và can. Chức năng chủ yếu là: Cải thiện triệu chứng tâm thần: Giúp an thần kinh, giải trầm uất; Cải thiện triệu chứng thần kinh: Giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giúp giảm đau nhức mình mẩy, giảm đau nhức xương khớp, giảm đau đầu, mất ngủ,…

Hiện nay, hợp hoan bì được kết hợp với cao táo nhân, cao hồng táo, cao viễn chí, cao ngũ vị tử, uất kim,… trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng dưỡng tâm, an thần, giảm căng thẳng, đau đầu, mất tập trung, suy giảm trí nhớ ở người trầm cảm. Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn, sử dụng lâu dài được vì không gây tác dụng phụ, giúp ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Làm sao để biết bản thân bị trầm cảm?

>> Ngại tiếp xúc và bị trầm cảm, phải làm sao?

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X