Hotline 24/7
08983-08983

Người bị tiểu đường có thể "thảnh thơi" sống khỏe nếu áp dụng công thức 69834

Nếu bạn đang bị tiểu đường hoặc lo sợ mắc bệnh, đừng bỏ qua những lời khuyên khoa học, dễ nhớ sau đây. Nếu làm được thì bạn sẽ khỏe mạnh đến già dù có mắc tiểu đường hay không.

Người bị tiểu đường có thể thảnh thơi sống khỏe đến già nếu áp dụng công thức 69834 - Ảnh 1.

Bài viết này của BS Vương Thư Thọ, Phó giám đốc khoa Nội phân giải, BV Trung y, thành phố Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

Bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường, dù ở mức độ nặng hay nhẹ, họ đều phải đối mặt với việc phải sử dụng thuốc cũng như các giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện và dài hạn. Tuy nhiên, nếu chỉ uống thuốc đều đặn thôi chưa đủ, bạn còn phải quan tâm đến các bí quyết chăm sóc sức khỏe đặc biệt khác.

Sau đây là lời khuyên về bí quyết dưỡng sinh bằng việc nhớ rõ công thức 69834 dành cho người có bệnh tiểu đường.

6 ít/nhiều

Ít muối nhiều giấm

Ít đường nhiều trái cây

Ít thịt nhiều rau

Ít thuốc nhiều thực phẩm

Ít ngủ vận động nhiều

Ít lo lắng ngủ nhiều.

9 thường (thường xuyên làm)

Người bị tiểu đường có thể thảnh thơi sống khỏe đến già nếu áp dụng công thức 69834 - Ảnh 2.
BS Vương Thư Thọ

Chải tóc

Xoa mặt

Xoa vuốt mũi

Kéo dài chân tay

Đảo mắt ( tập thể dục cho mắt)

Gõ răng (nhai hàm không khi rảnh rỗi)

Xoa/xoay bụng

Kéo vuốt tai

Co thắt cơ hậu môn (tập thể dục).

8 chữ cần tâm niệm nơi cửa miệng

Đồng tâm: Hồn nhiên vô tư như trẻ nhỏ

Kiến thực: Ăn như kiến (ăn mỗi bữa ít thức ăn nhưng ăn nhiều bữa trong ngày)

Quy dục: Bỏ bớt những ham muốn quá sức (mong muốn đơn giản, ít tham sân si, tâm trạng đơn giản)

Khỉ hành: Vận động như khỉ (tập thể dục nhiều hơn).

3 thông

Thông huyết quản, mạch máu không bị tắc

Thông tâm khí, tính tình và tâm trạng đều phải cởi mở, vui vẻ. Hơi thở khỏe khoắn ổn định

Thông tì vị, dạ dày lá lách hoạt động bình thường. Ăn uống phải vào, ngủ phải ngon, đi tiểu đại tiện bình thường, buông bỏ mọi thứ gánh nặng không cần thiết.

4 tránh

Tránh ngồi lâu:

Người ngồi nhiều thường bị bệnh đường ruột, nhiều người thường xuyên thích ngồi nhiều không cử động, không đứng dậy đi lại. Mặc dù việc ngồi xuống có thể giúp bạn nghỉ ngơi, là một cách tái tạo lại sức, nhưng nếu ngồi quá lâu sẽ dẫn đến làm teo cơ và suy giảm các chức năng hoạt động bình thường của cơ thể.

Vì vậy, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên đi bộ nhiều hơn, hoạt động chăm chỉ, coi bước chân đi lại là bánh xe chạy thì mới được xem là cách tốt nhất để chăm sóc sức khỏe.

Tránh đứng lâu:

Từ xa xưa đã có câu nói nổi tiếng, người đứng nhiều dễ bị tổn thương xương khớp. Nếu đứng yên trong thời gian dài mà không vận động, sự đàn hồi và dẻo dai của cơ bắp sẽ bị suy yếu, xương giòn và trở nên lớn hơn, chỉ cần bị tác động của các lực đẩy từ bên ngoài thì việc gãy xương có thể xảy ra.

Ngoài ra, đứng quá lâu sẽ làm cho một số kết cấu và tế bào bị rối loạn dinh dưỡng , khiến cho khí lưu thông trong cơ thể bị trì trệ.

Tránh nhìn/xem lâu:

Người xem/nhìn nhiều thì hại máu. Nếu bạn thường xuyên ngồi nhiều để đọc, xem tivi, không chỉ làm cho cơ mắt và tất cả các phần liên quan đến thị lực bị tổn thương, mà còn bị tiêu hao năng lượng, dẫn đến sa sút thị lực. Đặc biệt là khi sử dụng mắt quá mức sẽ làm tổn thương đến khí huyết, từ đó sinh ra rất nhiều bệnh khác.

Tránh nằm lâu:

Nằm lâu thì hại khí. Thời gian nghỉ ngơi của bạn nên ở mức tạm vừa đủ. Nếu cứ nằm mãi trên giường không xuống vận động thì cơ thể sẽ suy nhược. Nên áp dụng công thức dưỡng sinh: Mùa xuân hè ngủ sớm dậy sớm, mùa thu ngủ muộn dậy sớm, mùa đông ngủ sớm dậy muộn.

Theo Vân Hồng - Trí thức trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X