Hotline 24/7
08983-08983

Người bị bệnh viêm dạ dày, tá tràng nên ăn uống như thế nào?

Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn những thực phẩm, đồ ăn có tác dụng giúp làm lành vết loét, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, trung hòa axit có trong bao tử giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm bớt các triệu chứng khó chịu do vết loét gây ra.

Tôi bị đau bụng, đi khám bác sĩ cho siêu âm tổng quát ổ bụng và nội soi dạy dày tá tràng có sinh thiết. Kết quả cho thấy tôi bị viêm sung huyết niêm mạc, hang vị, mức độ nhẹ, bác sĩ khuyên không cần uống thuốc, chỉ chú ý chế độ ăn. Tôi nên ăn uống như thế nào để bệnh không nặng thêm?

Hà Trang (ở Đắk Lắk)

BS Nguyễn Tiến Hưng, Tổ Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ Phòng khám đa khoa Phạm Ngọc Thạch (461 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10) trả lời:

Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn những thực phẩm, đồ ăn có tác dụng giúp làm lành vết loét, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, trung hòa axit có trong bao tử giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm bớt các triệu chứng khó chịu do vết loét gây ra.

Nhóm thực phẩm giúp dạ dày tiêu hóa nhanh: Một số loại thịt như: thịt nạc thăn, cá, tim lợn, thịt ngan… không chỉ là những thực phẩm chứa nhiều đạm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mà còn giúp cho người bệnh tiêu hóa dễ dàng hơn. Vì vậy, người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên bổ sung thêm những món ăn này trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, sữa chua cũng bổ sung vi khuẩn có lợi, làm giảm sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại cho dạ dày và đặc biệt là vi khuẩn HP.

Thực phẩm giúp làm lành vết thương: Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng thì khả năng hấp thụ các dưỡng chất và tiêu hóa của người bệnh kém nên người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Người bệnh nên ăn nhiều loại rau củ có màu đỏ, vàng, màu xanh đậm như họ nhà cải (cải bắp, rau cải, cải xanh…), cà rốt, bí đỏ… là những thực phẩm rất giàu vitamin A, B, C, D, E, canxi, sắt, kẽm, acid folic có tác dụng làm lành vết loét nhanh chóng. Nên nấu chín các loại rau củ này bằng cách luộc hoặc hấp sẽ tốt cho bệnh viêm loét dạ dày hơn là các món xào.

Thực phẩm làm giảm tiết acid dịch vị: Những loại đồ ngọt như: đường, bánh mỳ, bánh quy, bánh xốp, mật ong có tác dụng hút acid làm giảm sự tiết acid dịch vị tốt cho bệnh dạ dày. Những món ăn từ gạo nếp, bột sắn, các loại khoai ninh như… có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày rất tốt.

Thực phẩm giúp trung hòa acid: Trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa trung hòa acid dịch vị rất tốt. Đặc biệt là sữa chua có tác dụng kìm hãm sự phát triển của những loại vi khuẩn có hại nhất là vi khuẩn HP.

Những loại thực phẩm cần tránh

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị cùng việc kết hợp những món ăn tốt cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thì người bệnh cũng cần phải biết những loại thực phẩm không tốt để kiêng khem hợp lý.

Thức ăn có tính acid cao: Các loại thức ăn có tính acid cao như các thực phẩm chua, cay nóng làm tăng tiết axit dịch vị như: chanh, cóc, me, ớt, tiêu, dưa muối, cà muối… Ngoài ra, tỏi có chưa chất Flavonoid rất tốt cho dạ dày nhưng lại dễ gây đầy hơi nên người bệnh không nên sử dụng quá nhiều.

-Tránh những đồ ăn cứng, có hàm lượng chất xơ cao gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày.

-Hạn chế hoặc ngừng sử dụng những loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, chứa nhiều chất bảo quản, nhiều hương liệu gây đầy hơi, khó tiêu như: gà rán, thịt quay, nem rán, thịt rán, đồ nướng…

-Tránh ăn những thực phẩm sống, không được chế biến chín như: gỏi hỏi sản, rau sống, nem chua… bởi những thực phẩm này chứa rất nhiều vi khuẩn là mầm mống gây bệnh.

Không hút thuốc lá, uống cà phê, rượu bia, đồ uống có gas, đồ uống có cồn, các loại thực phẩm chứ caffein bởi chúng làm tăng tiết acid dịch vị, mài mòn lớp nhầy làm cho vết loét dạ dày nặng hơn.

Theo Nguyễn Oanh - Thế giới tiếp thị

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X