Hotline 24/7
08983-08983

Người bệnh tiểu đường, suy thận mãn bị phù chân, chữa trị như thế nào?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường, suy thận mãn. Nay hai bàn chân mẹ tôi bị phù, tôi không biết phải làm sao xin bác sĩ chỉ dẫn giúp mẹ tôi? Tôi thành thật biết ơn bác sĩ.

Trả lời
Hiện tượng phù chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hiện tượng phù chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Phù chân ở người lớn tuổi có bệnh đái tháo đường, suy thận mạn thì có thể do những nguyên nhân sau đây: sợ nhất là triệu chứng nặng lên của suy thận, hay biểu hiện của suy tim, do bệnh gan, giảm albumin máu, suy van tĩnh mạch chi dưới, phù do tắc mạch, do thuốc (trong các thuốc tim mạch có thuốc có tác dụng phụ gây phù chân như amlodipin)...

Như vậy, em cần đưa mẹ đến bệnh viện kiểm tra, tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có điều chỉnh thuốc thích hợp cho mẹ em. Việc tự xử trí tại nhà hay các mẹo vặt là không an toàn trong trường hợp này.
 
Thân mến.

Mời tham khảo thêm:




Biến chứng gây suy thận có thể nói là một trong những nguy hiểm của bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện sớm. Biến chứng tiểu đường phù chân xảy ra do thận bị tổn thương và không loại bỏ được chất lỏng và natri ra khỏi hệ tuần hoàn, lúc này cơ thể bị thừa nước và natri làm tăng áp lực lên mạch máu, đặc biệt là hệ thông mạch máu dưới chân và quanh mắt gây hiện tượng phù nề.

Tránh biến chứng tiểu đường phù chân bằng các phương pháp sau:

Tập luyện: bệnh nhân nên có chế độ tập luyện, vận động ở chân, việc vận động này giúp máu không bị ứ lại và có thể bơm trở lại tim.

Nâng cao chân so với tim: bệnh nhân bị tiểu đường phù chân nên để chân lên vị trí cao hơn tim khoảng 30 phút một lần và nên làm 3- 4 lần/ ngày. Việc nâng cao chân giúp máu từ chân đi về tim dễ dàng hơn.

Xoa bóp nhẹ nhàng: massage nhẹ nhàng giúp tăng áp lực lên phần máu bị tồn đọng. Việc này giúp giúp lượng máu tồn đọng trong chân có thể di chuyển lên tim.

Dùng tất chật: tác dụng như việc chèn ép lên vùng bị phù, giúp tống máu ra ngoài và ngăn không cho máu bị ứ đọng gây phù.

Ăn ít muối: việc ăn nhiều muối là nguyên nhân tiếp tay cho tiểu đường phù chân. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường nên giảm lượng muối cho vào cơ thể, bằng cách ăn nhạt và thực phẩm ít muối.

Thường xuyên kiểm tra chân: bệnh nhân nên kiểm tra chân hàng ngày, theo dõi các biến đổi của bàn chân hoặc có thể nhờ người khác xem hộ, phát hiện sớm tiểu đường phù chân cụ thể là khi bệnh nhân đi bộ lâu, đi giày mới.

Khám chân ít nhất 6 tháng/ lần: việc khám chân giúp bác sỹ nhận ra những thay đổi và có những phương pháp xét nghiệm và điều trị tránh biến chứng bệnh tiểu đường quá nặng.

Bảo vệ bàn chân của mình: bảo vệ bàn chân bằng cách đi lại nhẹ nhàng, ngâm chân bằng nước ấm, lau khô chân, kiểm tra chân thường xuyên và giầy nên dùng loại cho bệnh nhân tiểu đường giúp bảo vệ bàn chân, tránh vết thương, vết loét bàn chân dẫn tới nhiễm trùng, hoại tử vết thương.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X