Hotline 24/7
08983-08983

Ngưng thở tắc nghẽn có dẫn đến những cơn đau tim?

Ngưng thở khi ngủ là một trong những rối loạn giấc ngủ thường gặp. Ngưng thở được định nghĩa là không có dòng không khí đi vào phổi trong hơn 10 giây.

Rất nhiều bệnh nhân đang phàn nàn về vấn đề giấc ngủ của họ, tiêu biểu là vấn đề ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ. Thực tế, cứ một trong năm người trưởng thành sẽ có ít nhất một dạng nhẹ của mất ngủ. Những người có vấn đề ngưng thở tắc nghẽn cũng có nguy cơ mắc những chứng như tăng huyết áp, tăng áp lực máu và các bệnh lý tim mạch.

Ngày nay, rất nhiều nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu về những ảnh hưởng của ngưng thở tắc nghẽn đến trái tim của người bệnh. Mối liên quan giữa hai vấn đề này đã được tìm hiều trong nhiều năm qua. Năm 2013, các nhà khoa học đã chỉ ra được mối liên hệ giữa khả năng đau tim với ngưng thở tắc nghẽn: sự có mặt và mức độ trầm trọng của vấn đề giấc ngủ làm tăng nguy cơ đột tử do tim.

ưCó rất nhiều nguyên nhân đằng sau mối liên hệ này. Ngưng thở tắc nghẽn có thể làm bạn ngừng thở một vài lần trong đêm. Khi điều này xảy ra, mức độ oxy trong máu của bạn sẽ giảm xuống, gây ra rối loạn nhịp tim. Đây là một biến chứng tim mạch sẽ xảy ra vào thời điểm đột tử do tim.

Không phải tự nhiên mà các nhà khoa học cho rằng đây là một vấn đề nguy hiểm. Theo số liệu báo cáo tại Hoa Kỳ, hàng năm có đến hơn 450,000 ca tử vong gây ra bởi đột tử do tim.

Vấn đề này đặt ra một sự cấp thiết cho những người đang có những triệu chứng như ngủ ngáy, mệt mỏi vào ban ngày, đau họng khi thức dậy, tăng huyết áp, tăng lưu lượng máu và các bệnh tim mạch nên được kiểm tra về việc mất ngủ. Biết được mối quan hệ này, chúng ra sẽ nhận ra được việc tăng chứng ngưng thở tắc nghẽn sẽ tăng một cách nghiêm trọng những vấn đề về tim mạch. Càng để lâu không điều trị các triệu chứng này, khả năng gặp phải các bệnh tim mạch, đột quỵ càng cao.

Tin tốt ở đây là hiện nay có rất nhiều cách giúp bạn cải thiện giấc ngủ mà không cần đến phẫu thuật. Dưới đây là 6 khuyến nghị mà các chuyên gia cung cấp cho các bệnh nhân của mình:

- Tránh sử dụng các đồ uống có caffein vào buổi tối;
- Không tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn;
- Thực hiện một chế độ tập luyện đều đặn, thường xuyên;
- Sắp xếp phòng ngủ một cách gọn gàng, ngăn nắp, tạo không gian thoải mái cho giấc ngủ;
- Tạo lập một thói quen trước khi đi ngủ (tắm, uống trà thảo mộc, đọc sách…);
- Giữ vững một chu kỳ ngủ ổn định, điều này sẽ giúp đồng hồ sinh học của bạn được điều chỉnh.

Đối với những người đã trên 60 tuổi và đang gặp các vấn đề như béo phì, mệt mỏi, kém ăn, hãy sắp xếp để kiểm tra các vấn đề giấc ngủ của bạn. Những phụ nữ lớn tuổi đặc biệt nên thực hiện hoạt động này. Việc đánh giá sẽ giúp bạn loại bỏ được các nguy cơ, hỗ trợ cuộc sống khỏe mạnh hơn. Hiểu biết được mối liên hệ này, bản thân bạn sẽ có những thay đổi chính xác và tích cực cho cuộc sống.

Theo Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X