Hotline 24/7
08983-08983

Ngứa nổi mề đay thường xuyên, có phải do nhiễm ký sinh trùng?

Câu hỏi

BS tư vấn dùm em với ạ, Em bị chứng ngứa nổi mề đay từ khi còn bé, tuy nhiên lúc bé lâu lâu vài ba tháng mới bị một lần, nhưng một lần thì bị rất nặng, ngứa toàn thân sưng hết cả người. Từ năm 2014 thì triệu chứng ngứa này bị thường xuyên, ngày nào cũng bị. Để bớt ngứa thì em có mua thuốc dị ứng ngoài tiệm thuốc, uống và chỉ có tác dụng trong vòng 24h, hết là bị ngứa trở lại. Sau đó khoảng 1 năm tự dưng hết ngứa (hết ngứa sau khi em bị thủy đậu). Được khoảng 1 năm thì đến nay em lại bị lại, tối nào cũng bị ngứa, thậm chí ngứa sưng cả mặt. Liệu em có bị nhiễm sán hay ký sinh trùng gì không ạ? Em cảm ơn BS.

Trả lời

BS Đoàn Mạnh Khải

BS Đoàn Mạnh Khải

Bác sĩ khoa Tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Từ Dũ

Bị ngứa nổi mề đay. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bị ngứa nổi mề đay. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Trang thân mến,

Trường hợp của bạn được gọi là mề đay mãn tính. Đây là tình trạng viêm da dị ứng thường xuyên do thức ăn, môi trường sống, tình trạng tâm sinh lý không ổn định hoặc nhiễm ký sinh trùng như em nghi ngờ. Trong trường hợp này thì em nên khám, xét nghiệm ký sinh trùng và uống thuốc theo phác đồ.

Bên cạnh đó em cũng nên tìm hiểu, xác định nguyên nhân gây dị ứng của bản thân có liên quan đến thức ăn, sử dụng hóa chất, mỹ phẩm hay không?

Trường hợp em hết ngứa sau khi bị thủy đậu có thể không liên quan đến thủy đậu. Bởi sau khi mắc thủy đậu, hệ thống miễn dịch sẽ giảm, các tình trạng ngứa là do hệ thống miễn dịch của em suy giảm.

Trước mắt em nên đến khám tại các BV chuyên khoa Da liễu để BS xác nhận sang thương, đánh giá tình trạng da của em và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:



Mề đay mãn tính thông thường tồn tại trên 6 tuần, có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là hàng năm. Bệnh xảy ra với bất cứ người nào nhưng thường gặp ở phụ nữ 40-60 và hầu hết các trường hợp (80-90%) không rõ căn nguyên.

Theo thống kê có đến 20% trên tổng dân số mắc bệnh nổi mề đay, một nửa trong số người bị mề đay mãn tính có thể tự hết bệnh sau 1 năm, nhưng nhiều trường hợp bệnh nhân sau vài năm mới thực sự khỏi, thậm chí có thể bị bệnh mề đay đeo bám suốt đời.

Ngoài những biểu hiện ngoài da của mề đay mãn tính, nó cũng kèm theo những triệu chứng khá nguy hiểm như sốt cao li bì, cơ thể mệt mỏi. Thậm chí có nhiều trường hợp ghi nhận do nổi mề đay ngay trong cổ họng khiến bệnh nhân khó thở, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Mề đay mãn tính là một bệnh rất khó điều trị dứt điểm vì nguyên nhân gây bệnh phức tạp, khó xác định,  vì vậy song song với việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cũng cần chú ý một số vấn đề sau:

- Kiêng ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như đồ hải sản, kiwi, dứa, socola, bơ, đồ cay nóng, và những thức uống có chất kích thích như bia rượu, cà phê,... Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, nước ép hoa quả và uống nhiều nước để tăng cường vitamin và dưỡng chất cho cơ thể.

- Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức đề kháng và có chế độ nghỉ ngơi hợp lí hằng ngày.

- Giữ vệ sinh cá nhân cũng như quanh môi trường bạn đang sống và làm việc để tránh nguy cơ bị các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh tấn công.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X