Hotline 24/7
08983-08983

Ngủ bù sau những buổi thức khuya, có làm giảm nguy cơ ung thư, tim mạch?

Câu hỏi

Em là nam, 24 tuổi, thức khuya đã mấy năm nay, thường ngủ lúc 4-5h sáng, ngủ tới 11h trưa hoặc 1h chiều mới dậy. Cho em hỏi thức khuya về lâu dài có hại không ạ?

Trả lời

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Đã có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ngủ sau 23 giờ đêm sẽ làm biến đổi cơ thể, thay đổi nhịp sinh học, dẫn đến nguy cơ làm hỏng 1 số cơ quan trên cơ thể. Các cơ quan nội tạng trong cơ thể sẽ hoạt động để tự phục hồi, tái tạo và thải độc từ 21 giờ đến 5 giờ sáng.

Việc thức khuya rồi ngủ bù vào ban ngày chỉ giúp bù trừ phần nào cho cơ thể mà thôi chứ không thay thế được giấc ngủ say vào ban đêm. Thức khuya về lâu dài sẽ gây hàng loạt các ảnh hưởng lên thể chất và tinh thần, tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa, ung thư và rối loạn tâm thần kinh.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Trí nhớ sụt giảm, có phải do cháu thức khuya, lướt web nhiều?

>>Thức khuya thường xuyên có gây ung thư và bệnh tim mạch?

Thức khuya là một loại độc dược bào mòn sức khỏe của bạn. Dưới đây là 6 tác hại chính của việc thức khuya.

- Mất ngủ do thức khuya

Tác hại đầu tiên của việc thức quá khuya chính là làm mất nhịp sinh học của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến chứng mất ngủ. Khi thức khuya quá thường xuyên, nhịp sinh học của bạn sẽ bị rối loạn, do đó khó có thể chìm vào giấc ngủ cũng như khó ngủ say. Ngay cả khi đã sắp xếp lịch trình đi ngủ và thức dậy sau đó, bạn vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.

- Hiệu quả làm việc giảm sút

Nếu thức quá khuya, hiệu quả và khả năng làm việc của bạn sẽ theo đó mà giảm xuống. Bạn sẽ dễ mắc lỗi trong quá trình làm việc sau những đêm thức khuya hơn là khi bạn ngủ đủ giấc. Nếu bạn làm nghề lái xe sẽ dễ gặp tai nạn do chất lượng giấc ngủ kém, thời gian ngủ không đủ và buồn ngủ vào ban ngày.

- Làm suy yếu hệ miễn dịch
Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc thiếu ngủ có thể làm giảm khả năng sản xuất ra kháng thể. Ở những người tham gia tiêm phòng cúm ngay sau khi chỉ ngủ 4 tiếng mỗi đêm thì chỉ sau 10 ngày, mức độ kháng thể của họ giảm hơn 50% so với những người ngủ đủ giấc tham gia tiêm chủng.

- Thức khuya làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Các nhà nghiên cứu cho biết những người phụ nữ chỉ ngủ 7 tiếng hoặc ít hơn mỗi đêm thường có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn so với những người ngủ trung bình 8 giờ mỗi đêm.

Trong một nghiên cứu khác, những người ngủ 5 tiếng hoặc ít hơn mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc nhồi mắc cơ tim cao gấp đôi hoặc gấp ba những người ngủ đủ giấc.

- Ung thư

Những phụ nữ có thời gian ngủ ban đêm ngắn hơn 6 giờ hoặc ít hơn sẽ có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn so với những phụ nữ ngủ 7 giờ mỗi đêm.

- Béo phì

Ngày càng có nhiều nhà khoa học giả thuyết rằng việc thiếu ngủ có thể gây ra chứng béo phì. Việc ngủ quá ít dường như làm thay đổi hormone điều chỉnh việc thèm ăn. Hơn nữa, việc thức khuya khiến bạn cảm thấy đói và sẽ kích thích nhu cầu ăn uống vào giữa đêm. Bạn sẽ phải hấp thu nhiều calo qua những món ăn vào ban đêm và do đó nguy cơ mắc chứng béo phì càng tăng.

Với 6 tác hại của việc thức khuya kể trên, hẳn nhiều “cú đêm” sẽ phải cân nhắc lại chế độ ngủ nghỉ của mình đấy. Làm gì cũng phải bảo vệ sức khỏe của mình trước bạn nhé.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X