Hotline 24/7
08983-08983

Ngoài E.coli, những vi khuẩn nào là "thủ phạm" gây ngộ độc thức ăn?

Câu hỏi

Ngoài E.coli, còn có những vi khuẩn nào là thủ phạm khiến chúng ta bị ngộ độc thức ăn, chúng thường tồn tại trong những thực phẩm nào, thưa bác sĩ?

Trả lời

Ngộ độc thức ăn. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Chào bạn Mỹ Linh,
Ngoài E.coli, còn có rất nhiều vi khuẩn khác là thủ phạm khiến chúng ta bị ngộ độc thức ăn như:

- Nhóm Coliforms gồm 4 dòng là: Citrobacter; Escherichia; Klebsiella và Enterobacter.

- Nhóm Escherichia coli gồm 4 dòng: Enterobathogenic E. coli (EPEC), Enterotocigenic E. coli (ETEC), Enteroinvasive E. coli (EIEC), Enterohaemorrhagic E.coli (EHEC).

Các loại vi khuẩn này thường tồn tại trong những loại trái cây, thực phẩm bảo quản không đúng, chế biến để quá 4 giờ, nguồn nước bị ô nhiễm.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Ngộ độc thức ăn hay còn được gọi là ngộ độc thực phẩm hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng....Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thức ăn:

- Loại bỏ nhanh chóng hết các chất độc trong cơ thể bằng cách cho bệnh nhân uống nước, tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được.
Lưu ý: Chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết lưu giữ lại ít thứ đã nôn ra để xét nghiệm.

- Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngăn  không cho chất độc thấm vào máu.

- Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống hết 1 lít nước pha với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước.

- Trường hợp bị tiêu chảy không nên uống thuốc hãm lại, nên để bệnh nhân càng đi hết càng tốt.
Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc sẽ bình phục, không nên ăn thức ăn cứng sau đó, mà nên cho ăn cháo nhẹ.

Đối với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở ….cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X