Hotline 24/7
08983-08983

Ngoài bệnh dại, mùa nắng nóng chó mèo có thể bị những bệnh nào khác?

Câu hỏi

Ngoài bệnh dại, mùa nắng nóng chó mèo có thể bị những bệnh gì nữa ạ? Cách phòng tránh như thế nào?

Trả lời
Phòng bệnh dại cho thú cưng. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Bạn P. Minh thân mến,

Bệnh dại thường xuất hiện ở vùng ven, những nơi thả rông. Một số bệnh khác như truyền nhiễm, viêm gan… nên phòng ngừa và xổ giun sán để thúc cưng có sức khỏe tốt. Phải là một người chủ có trách nhiệm, cho ăn uống và phải cho hoạt động, chăm sóc như một thành viên trong nhà.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

4 bước quan trọng khi bị chó cắn

Không phải 100% số người bị cắn đều phát bệnh dại mà có người bị, người không, tùy thuộc lượng virus trong nước bọt chó nhiều hay ít, vết thương sâu hay không làm rách da.

Tuy nhiên không thể dự đoán được người nào có thể bị phát dại hay không, do đó người dân cần thực hiện đầy đủ 4 bước quan trọng sau khi bị chó, mèo cắn.

1. Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch liên tục. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn, cào.

2. Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

3. Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

4. Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Bộ Y tế khuyến cáo, nếu bị chó cắn, cần theo dõi trong vòng 10 ngày, nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì cần nhanh chóng đi tiêm càng sớm càng tốt, tiêm kết hợp của vắc xin và huyết thanh. Nếu con vật còn sống, cần theo dõi để không tiêm hoặc hoãn tiêm.

Hiện tại, Việt Nam đã cho phép lưu hành 5 vắc xin ngừa bệnh dại của Ấn Độ, Pháp. Các vắc xin này đều là vắc xin thế hệ mới, không còn tác dụng phụ gây di chứng thần kinh như trước kia. Nếu tiêm sớm và đủ mũi, hiệu quả bảo vệ gần 100%.

Khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại, cần tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc Corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.

Ngoài ra để đảm bảo an toàn cho cộng đồng, chủ vật nuôi cần tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo, tiêm nhắc lại định kỳ hàng năm; Không thả rông chó, mèo, chó ra đường phải được đeo rọ mõm.

BS.BS Thú y Nguyễn Văn Nghĩa
Giảng viên ĐH Nông Lâm TP.HCM

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X