Hotline 24/7
08983-08983

Nghiện rượu nặng ở nam giới có nguy cơ cao tử vong

Huyền thoại James Bond nghiện uống rượu nặng. Ở bộ phim Quantum of Solace (Định mức khuây khỏa), nghiên cứu đã chỉ ra nồng độ cồn trong máu cựu điệp viên MI6 đủ để dẫn tới hôn mê, suy tim, thậm chí tử vong.

Những nam giới thường xuyên uống rượu trong nhiều năm sẽ khó bỏ rượu hơn phụ nữ do những thay đổi đã “in dấu” trong não họ. Tuy nhiên chứng nghiện rượu nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Nhân vật điệp viên 007 James Bond liên tục uống rượu trong các bộ phim, đôi khi nồng độ cồn trong máu cao đến mức chết người.

Trên Medical Journal of Australia, phân tích chi tiết về hành vi sử dụng đồ uống có cồn của James Bond, nhân vật huyền thoại do tác giả Ian Fleming sáng tạo nên lần đầu tiên được đăng tải và kết luận nhân vật này mắc phải chứng nghiện rượu nặng.

Huyền thoại James Bond uống rượu 4, 5 lần trong mỗi bộ phim nam diễn viên thủ vai

Cụ thể, đội nghiên cứu từ Đại học Otago (New Zealand) phát hiện trong số 24 bộ phim, có tổng cộng 109 lần Bond uống rượu, trung bình 4,5 lần mỗi phim. Đặc biệt, ở bộ phim Quantum of Solace (Định mức khuây khỏa), nồng độ cồn trong máu cựu điệp viên MI6 đủ để dẫn tới hôn mê, suy tim, thậm chí tử vong.

Theo Hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần Mỹ (DSM-5), Bond có tới 6 trong tổng số 11 dấu hiệu cho thấy mức độ nghiện rượu nghiêm trọng. Giáo sư Nick Wilson, trưởng nhóm nghiên cứu Đại học Otago nhận định điệp viên người Anh thường xuyên dùng đồ uống có cồn trước khi chiến đấu, đánh bạc, hoạt động thể lực cường độ cao và quan hệ tình dục.

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo James Bond cần tới các dịch vụ tư vấn hay hỗ trợ về tâm lý để kiểm soát lượng rượu uống vào. Bên cạnh đó, MI6 phải có trách nhiệm hơn với cựu nhân viên xuất sắc bằng cách xác nhận Bond bị rối loạn stress sau sang chấn và huấn luyện nhân vật này cách thương lượng, đàm phán để giảm bớt giết chóc.

Một người trở thành kẻ nghiện rượu như thế nào?
 
Có thể giải thích cho câu hỏi này bằng sự kết hợp những nhân tố di truyền học, yếu tố sinh lý, tâm lý và xã hội.

Gen là nhân tố quan trọng đối với việc phát triển chứng nghiện rượu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa con của người nghiện rượu có nguy cơ giống như bố mẹ chúng cao gấp 4 lần bình thường. Dẫu số liệu thống kê này bị ảnh hưởng một phần bởi yếu tố môi trường, các nhà khoa học vẫn tin rằng có sự liên quan của di truyền ở đây. Họ vẫn tiếp tục nghiên cứu để xác định chính xác các gen nào đã làm tăng nguy cơ một người trở nên nghiện rượu nhằm phát triển phương pháp điều trị hữu hiệu đối với chứng nghiện rượu.
 
Về mặt sinh lý, cồn trong rượu bia làm thay đổi cân bằng hóa chất bên trong bộ não của chúng ta. Nó ảnh hưởng đến các chất bên trong trung khu tưởng thưởng của não bộ như dopamine chẳng hạn. Cơ thể sẽ cảm thấy “thèm” rượu để khôi phục lại trạng thái khoan khoái dễ chịu và tránh né những cảm xúc tiêu cực. Những người đã gặp phải stress nặng hoặc các vấn đề về tâm lý như trầm cảm có nguy cơ mắc chứng nghiện rượu cao hơn người bình thường.

Những nhân tố xã hội như bắt chước đám đông, yếu tố quảng cáo, môi trường sống….. cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nên chứng nghiện rượu của một người. Nhiều thanh niên nghĩ rằng họ cần uống rượu để chứng tỏ bản thân hay chỉ vì lý do đơn giản tất cả bạn bè của họ đều uống. Quảng cáo bia rượu hấp dẫn trên truyền hình cũng có thể lôi kéo nhiều người thưởng thức chúng như một trò tiêu khiển, để giải trí lúc nhàn rỗi, vui vẻ.
 
Dấu hiệu cho thấy một người có thể là một con ma men đích thực
 
- Uống để quên đi những khó khăn trong cuộc sống
 
- Thường xuyên ngồi uống một mình
 
- Nói dối về thói quen uống bia rượu của bản thân
 
- Không cảm thấy thức ăn hấp dẫn
 
- Cảm thấy bực bội khó chịu khi không uống
 
- Quên mất một số sự việc nhất định
Thủy Tiên tổng hợp

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X