Hotline 24/7
08983-08983

‘Nghiện’ mang điện thoại vào nhà vệ sinh có ngày mất mạng

Nhiều người có thói quen mang điện thoại vào nhà vệ sinh. Tuy nhiên theo các chuyên gia công nghệ, điều này vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe cần phải bỏ ngay nếu không muốn gặp họa.

Dễ mắc bệnh trĩ

Thời gian khi đi vệ sinh không nên dài quá 10-15 phút. Nếu ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh mà không tập trung vào "nhiệm vụ" chính mà cứ chăm chăm vào chiếc điện thoại sẽ tạo cho mình thói quen xấu, dần dần tự gây nên bệnh trĩ.

Táo bón

Theo các bác sĩ, quá trình tiểu tiện và đại tiện được thực hiện một cách tự nhiên với một quy trình hoàn hảo. Các bộ phận trên cơ thể đều cần phải tuân thủ nguyên tắc là làm đúng chức năng bài tiết của mình.

Tuy nhiên, nếu bạn tập trung vào việc sử dụng điện thoại hay xem sách báo, cơ thể sẽ không thể huy động đầy đủ "lực" dành cho các cơ bụng, cơ hoành, không tạo được "sức mạnh" giúp hậu môn đẩy chất thải ra ngoài một cách tự nhiên.

Kết quả là, sau một thời gian kéo dài, bạn sẽ có hiện tượng táo bón, nếu không khắc phục, triệu chứng này sẽ càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Thói quen mang điện thoại vào nhà vệ sinh sẽ vô cùng nguy hại. Ảnh minh họa Thói quen mang điện thoại vào nhà vệ sinh sẽ vô cùng nguy hại. Ảnh minh họa

Dễ ngất xỉu

Khi bạn ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, cơ thể và thần kinh đều có những áp lực nhất định, gây ra mệt mỏi hoặc tê chân. Khi ngồi quá lâu ở một trạng thái và đột ngột đứng dậy, lượng máu lên não không đủ sẽ gây hoa mắt, chóng mặt, đầu óc choáng váng.

Do đó, người già hoặc người bị các bệnh tim mạch, mạch máu não, tốt nhất là không sử dụng nhà vệ sinh bệt (ngồi xổm) đồng thời tuyệt đối không dùng điện thoại hoặc đọc sách báo để phòng tránh nguy hiểm.

Gây giảm trí nhớ do thiếu máu lên não

Nếu bạn ngồi quá lâu, không đúng tư thế, không có chỗ dựa thoải mái khiến máu không đủ điều kiện để lưu thông tốt. Khi đứng lên, máu không được cung cấp kịp lên não sẽ gây choáng váng, chóng mặt.

Khi tình trạng này xảy ra liên tục kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu lên não thường xuyên gây giảm trí nhớ, nghễnh ngãng.

Nhiễm hàng tá vi khuẩn 

Sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh nghiễm nhiên khiến chúng bị nhiễm một loạt các loại vi trùng như salmonella, E. Coli và C. difficile... Vi khuẩn Ecoli có thể gây tiêu chảy ra máu, nhiễm trùng máu, suy thận, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm màng não mủ, viêm phổi... có thể dẫn đến tử vong;

Vi khuẩn Salmonella có thể gây tiêu chảy, viêm đường ruột, thương hàn, trong trường hợp khuẩn Salmonella lan từ ruột vào máu và các cơ quan khác thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm;

Vi khuẩn C. difficile có thể gây tiêu chảy, viêm ruột, có thể dẫn đến tử vong, các chuyên gia nhận định loại vi khuẩn này đang ngày càng trở nên nguy hiểm…

Mang điện thoại vào nhaf vệ sinh còn có nguy cơ tử vong. Ảnh minh họa
Mang điện thoại vào nhà vệ sinh còn có nguy cơ tử vong. Ảnh minh họa

Tử vong

Nếu chẳng may điện thoại rơi xuống bồn cầu, bạn sẽ bị tổn thất một phần tài sản. Trường hợp nặng hơn có người từng bị kẹt gẫy tay vì móc điện thoại bị rơi xuống đó. Đỉnh điểm là cái chết của một cô gái trẻ Trung Quốc và 2 người thân.

Hàng ngày cả gia đình cô gái họ Lý (18 tuổi) sống ở Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc phải sử dụng chiếc hầm cầu không được đậy nắp cẩn thận thay cho toilet tự hoại. Bất chấp rủi ro, cô gái vẫn chủ quan đem điện thoại vào khi đi vệ sinh. Mải mê với chiếc điện thoại quá lâu khiến hai chân cô tê cứng, lúc đứng dậy loạng choạng, không may ngã vào hố chất thải.

Người cha của cô sau khi phát hiện đã ra sức cứu con gái nhưng không thành và ngã ngược trở lại hố thải do hôn mê bất tỉnh khi hít phải khí độc. Ít phút sau, chú của cô gái cũng đi vào nhà vệ sinh và nhanh chóng phát hiện cảnh tượng thương tâm này.

Trong lúc ra sức cứu anh trai và cháu gái, người chú cũng ngửi phải mùi xú uế, dẫn đến hôn mê và rơi xuống hầm cầu. Sáng hôm sau, các nhân viên cứu hộ mới đưa được 3 nạn nhân ra ngoài song không thể cứu được tính mạng của họ. Nếu còn có ý định mang theo điện thoại vào nhà vệ sinh thì hãy nghĩ đến ổ bệnh di động đáng sợ này và cân nhắc.

Theo An Dương - Chất lượng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X