Hotline 24/7
08983-08983

Nghẹt mũi, đau đầu, choáng váng khi đổi tư thế là triệu chứng bệnh lý nguy hiểm?

Câu hỏi

Chào BS, Tôi bị ngạt 1 bên mũi đã lâu, nghĩ bị cảm bình thường nhưng lâu không thấy khỏi. Luôn luôn bị ngạt 1 bên mũi (trái hoặc phải), có thể thở được nhưng bất tiện. Dạo này tôi bị đau đầu, choáng váng mỗi khi thay đổi tư thế. Không biết có ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới sức khỏe hay không?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Nghẹt mũi, đau đầu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nghẹt mũi, đau đầu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Bệnh cảm hay còn gọi là nhiễm siêu vi cúm mùa không bao giờ kéo dài quá lâu. Em bị nghẹt mũi 1 bên, thay đổi luân phiên, tái đi tái lại kéo dài thì không phải do bị cảm được, đây là bệnh lý mũi xoang (như viêm mũi vận mạch, viêm mũi dị ứng, phì đại cuống mũi dưới trong viêm mũi xoang mạn…).

Hiện tại sức khỏe của em đang có dấu hiệu báo động là đau đầu, choáng váng khi thay đổi tư thế (có thể gặp trong thiếu máu, huyết áp thấp, đau đầu căng thẳng mệt mỏi kéo dài…), dù chưa có dấu hiệu nghiêm trọng đe dọa tính mạng nhưng cũng không phải nhẹ nhàng lướt qua vì ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, sinh hoạt. Em nên đến khám tại chuyên khoa Tai mũi họng để được điều trị thích hợp, em nhé.

Đồng thời em chú ý giữ ấm cơ thể, hạn chế để quạt thổi thẳng vào đầu mặt cổ, hạn chế máy lạnh, vệ sinh máy điều hòa / quạt định kỳ, uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, tối nên nằm đầu cao, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, ra đường nên đeo khẩu trang, dùng nước muối khoáng rửa mũi trước và sau khi ngủ dậy, sau khi đi ở ngoài về.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Hiện tượng đau đầu, choáng váng khi thay đổi tư thế chỉ xảy ra trong một thời gian rất ngắn, từ mấy giây đến 1-2 phút, thỉnh thoảng mới xảy ra, ngay sau đó trở lại trạng thái bình thường. Vì vậy nhiều người  thường không chú ý đến. Nguyên nhân gây ra do bị hạ huyết áp đột ngột khi thay đổi nhanh tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng thẳng.

Hiện tượng hạ huyết áp như thế có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng hay gặp nhất ở người 60 tuổi trở lên, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt nên không có gì đáng ngại.

Về cách xử trí, đối với những trường hợp hạ huyết áp tư thế bình thường, hiện tượng choáng váng, xây xẩm thường nhẹ, chỉ xảy ra rất nhanh, từ vài giây đến vài phút và thỉnh thoảng mới xảy ra, ít ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt nên không có gì đáng ngại. Khi bị choáng váng hoặc xây xẩm, ta nên nằm hoặc ngồi xuống ngay, các dấu hiệu trên sẽ hết nhanh chóng.

Về lâu dài, người bệnh cần có biện pháp bảo vệ và tăng cường sức khỏe tốt, ăn uống đầy đủ, năng tập thể dục thể thao, chú ý các động tác tập luyện tăng khối lượng cơ bắp chân giúp máu lưu thông tốt. Cố gắng tránh những thay đổi tư thế đột ngột. Khi nhặt một vật dưới đất, không đứng cúi xuống lấy mà nên ngồi xổm để lấy.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X