Hotline 24/7
08983-08983

Nghe nhạc có giúp bạn ngủ ngon hơn và nghe nhạc thế nào cho hiệu quả?

Một chuyên gia về giấc ngủ giải thích ảnh hưởng của âm thanh đến giấc ngủ và lý giải vì sao các thói quen khi ngủ là chìa khóa quyết định một giấc ngủ ngon.

Empty

Trong số những người Mỹ cho biết có chứng khó ngủ về đêm thì có khoảng 25% là do ngủ mơ gây lo âu. 

Nhiều người mở nhạc với hi vọng rằng âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm sẽ dẫn họ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Tuy vẫn còn ít nghiên cứu về ảnh hưởng của âm nhạc lên giấc ngủ nhưng chuyên gia Mathias Basner - giáo sư về Giấc ngủ và Thời sinh học của khoa Tâm thần học Đại học Y Perelman - Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã có giải thích về tác động của âm thanh lên giấc ngủ và vì sao các thói quen khi đi ngủ lại quyết định một đêm ngủ ngon hay không.

Âm nhạc và não bộ

GS Basner cho biết hệ thống thính giác đóng nhiệm vụ như một người canh gác. 'Nó không bao giờ đóng lại, liên tục canh chừng để phát hiện những mối hiểm họa tiềm ẩn'. 

Bộ não không chỉ đánh giá mức độ của âm thanh mà còn cả nội dung của âm thanh: Theo một nghiên cứu năm 1960, các nhà khoa học đã phát những cái tên để các đối tượng nghiên cứu nghe trong khi ngủ.

Nếu cái tên của đối tượng hoặc người thân thiết được phát lên thì người đó dễ bị đánh thức hơn so với những cái tên người lạ.

Do đó, giáo sư Basner cho rằng: 'Yếu tố ảnh hưởng ở đây là nội dung âm thanh được phát khi bạn đi ngủ hoặc đang ngủ'.

Theo thống kê phân tích tổng hợp gần đây của 20 nghiên cứu, 95% trong số 1339 bệnh nhân mất ngủ  - chủ yếu ở châu Á - cho biết nghe nhạc là yếu tố tuyệt vời giúp họ đi vào giấc ngủ. 

'Tuy nhiên không rõ hiệu quả là do nhạc phát lúc bắt đầu đi ngủ hay trước khi ngủ' - Giáo sư Basner cho biết. Và cũng không rõ thể loại nhạc nào là hiệu quả nhất.

Các thói quen giờ đi ngủ

Các chuyên gia có những nguyên tắc tiêu chuẩn được gọi là 'vệ sinh giấc ngủ' như: phòng ngủ phải lạnh nhưng không quá lạnh; nơi ngủ cần tối và yên tĩnh; bạn nên hoàn thành những thói quen cho thấy đã đến giờ đi ngủ.

Đánh răng, mặc đồ ngủ, tắt đèn là những hành động có thể báo cho cơ thể biết rằng đã đến giờ tiết ra melatonin - hormone khiến con người cảm thấy buồn ngủ.

Đối với nhiều người thì nghe nhạc cũng là một yếu tố nhắc nhở để đi ngủ. 'Nếu bạn luôn mở album của James Taylor để đi ngủ thì nó sẽ trở thành một phần thói quen khi đi ngủ của bạn và sẽ có hiệu quả.' - Giáo sư Basner cho biết.

Tuy nhiên ông không rõ có nghiên cứu nào minh chứng âm nhạc giúp bạn duy trì giấc ngủ, cho bạn một giấc ngủ thanh bình hơn hay có tác động gì đến melatonin hay không.

Trong nghiên cứu về tiếng ồn xung quanh - không nói cụ thể về âm nhạc - giáo sư đã tìm thấy tài liệu rằng những giấc mơ trong giấc ngủ kéo đến khi con người tiếp xúc với những âm thanh bên ngoài, nhưng chưa có bằng chứng thuyết phục rằng giai đoạn bắt đầu ngủ cũng bị ảnh hưởng.

Lời khuyên của giáo sư

Empty

Theo giáo sư, có một nghiên cứu cho thấy những tình nguyện viên thường nghe nhạc sẽ rơi vào những giấc ngủ ngắn trong phòng nghiên cứu nhanh hơn khi có nhạc so với khi không có nhạc.

Tuy nhiên vì chỉ có 12 tình nguyện viên nên ông không tin tưởng bằng chứng như vậy là đủ để khuyến nghị mọi người nghe nhạc đi ngủ.

Tuy nhiên theo ông, một trong những nguyên tắc về thói quen khi ngủ, là hãy làm bất cứ điều gì bạn thấy hiệu quả.

Tuy vậy nếu bạn muốn nghe nhạc để giúp dễ ngủ, thì giáo sư Basner có một vài lời khuyên như sau.

Thứ nhất mọi người thường rơi vào giấc ngủ trong vòng 5 phút đến 30 phút tính từ khi lên giường, vậy nên ông khuyên bạn nên hẹn giờ phát nhạc trong vòng 30 phút. 

Như thế, bạn có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng nhưng không để âm nhạc ảnh hưởng đến các giai đoạn khi đang ngủ.

Một trong những giai đoạn ngủ quan trọng xảy ra trong nửa đầu của đêm là quá trình thần kinh củng cố bộ nhớ. Khi đó, phòng ngủ nên hoàn toàn yên tĩnh.

GS Basner cũng gợi ý bạn nên chọn nhạc nhẹ nhàng, đều đều: 'Nếu nhạc có lời hát và nội dung thực, hoặc tiếng nhạc liên tục thay đổi mạnh nhẹ, to nhỏ,... thì có thể khiến bạn thức giấc.

Về phần giáo sư Basner, ông thích ngủ trong không gian yên tĩnh hoàn toàn.

Theo Hoàng Nguyên - Gia đình mới/ The Wall Street Journal

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X