Hotline 24/7
08983-08983

Ngày Tết, ai nên hạn chế đồ ngọt để không gây bệnh tật?

Ăn quá nhiều đường làm tăng lượng calo dư thừa, đồng thời cũng làm tăng sự giải phóng insulin - hormone đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cân và gây bệnh tiểu đường.

Đồ ngọt được xem là thực phẩm có sức hút đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều đường có thể gây ra các tác động tiêu cực đối với sức khỏe của bạn. Thực tế, đường có thể "giấu mặt" trong rất nhiều thực phẩm hàng ngày chúng ta ăn vào, và đôi khi chúng ta không nhận thức được việc mình ăn quá nhiều đường.

Tại Việt Nam, mứt, bánh, kẹo là những thứ thực phẩm quen thuộc với người dân vào mỗi dịp Tết Nguyên đán thường được dùng để cả gia đình nhâm nhi cùng nhau hoặc, mời khách khi đến nhà chơi. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo người dân không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này dù nó rất ngon và hấp dẫn.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), các loại mứt được làm từ trái cây sẽ phải trải qua nhiều công đoạn chế biến như tẩm ướp, ngào đường, sên đường ở nhiệt độ cao. Đối với nhiều loại trái cây, khi nấu trong nhiệt độ cao sẽ mất đi nhiều chất dinh dưỡng và vitamin, thay vào đó là một lượng lớn đường.

BS Nguyễn Thị Hoài Dung (BV Nhiệt đới TƯ) cho biết. những loại mứt, kẹo dù các nhà sản xuất đã cố gắng giảm đi nhiều lượng đường nhưng độ ngọt vẫn khá cao. Những đối tượng như người bị bệnh tiểu đường, người già, những người có bệnh liên quan đến tăng huyết áp , tim mạch, chuyển hóa không nên ăn nhiều đồ ngọt.

Tín hiệu cơ thể nạp quá nhiều đường

Dưới đây là tín hiệu cảnh báo đã đến lúc bạn phải xem lại chế độ ăn của mình có nhiều đường hay không.

1. Bạn luôn khao khát những thứ ngọt ngào

Có một thực tế là, khi bạn ăn quá càng nhiều đường thì mức độ thèm đồ ngọt càng tăng lên. Đây được xem là cái vòng luẩn quẩn phản ứng của cơ thể và cuối cùng dẫn đến hệ quả nghiện đồ ngọt.

Khi cơ thể nạp lượng đường lớn có thể gây ra phản ứng nội tiết tố bên trong giống như làn sóng năng lượng tăng cao, sau đó bị hạ xuống và buộc bạn phải nạp thêm nhiều đồ ngọt hơn nữa.

Mặt khác, việc ăn quá nhiều đường cũng có thể làm giảm bớt vị giác của bạn.

2. Bạn cảm thấy uể oải

Đường nạp vào cơ thể gây ra đột biến insulin ban đầu khiến bạn cảm thấy hưng phấn ban đầu sau đó tụt xuống. Ngoài ra, ăn quá nhiều đồ ngọt cũng đồng nghĩa với cơ thể bạn không ăn đủ chất đạm và chất xơ, cả hai chất dinh dưỡng quan trong sinh năng lượng.

3. Các vấn đề về da

Một số người rất nhạy cảm khi mức insulin trong cơ thể thay đổi do ăn đường, cũng có thể kéo theo sự thay đổi hormone. Điều này dẫn đến một số vấn đề về da như mụn trứng cá hoặc ban đỏ, theo Tiến eix Rebeca Kazin thuộc Viện phẫu thuật da liễu Washington.

4. Tâm trạng tụt dốc nhanh hơn bình thường

Sự biến đổi lượng đường trong máu có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng và khiến bạn cảm thấy khó ở, góp phần gây ra các phản ứng và thái độ xấu.

5. Tăng cân

Ăn quá nhiều đường làm tăng lượng calo dư thừa, đồng thời cũng làm tăng sự giải phóng insulin - hormone đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cân và gây bệnh tiểu đường.


Ăn quá nhiều đường có thể làm tăng cân. (Ảnh minh họa)
Ăn quá nhiều đường có thể làm tăng cân. (Ảnh minh họa)

Mỗi ngày ăn bao nhiêu đường là đủ?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, người lớn và trẻ em nên hạn chế lượng đường tự do nạp vào cơ thể ít hơn 10% tổng năng lượng tiêu thụ. Tiêu thụ dưới mức 5% thậm chí còn tốt hơn nữa và mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Điều đó có nghĩa là nếu bạn đang ăn một chế độ cho người trưởng thành, trung bình khoảng 2.000 calo mỗi ngày, lượng đường tiêu thụ nên dưới 200 calo, tương đương khoảng 50 gam hoặc 12 thìa cà phê.

Đường tự do bao gồm các loại đường monosaccharides (như glucose) và disaccharides (đường sucroza hoặc đường) được các nhà sản xuất thêm vào thực phẩm và đồ uống. Đường tự do không bao gồm các loại đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây tươi và rau quả. Cũng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh đường tự nhiên có thể gây ra các vấn đề sức khỏe.

Thực tế, hầu hết các loại đường chúng ta ăn (75%) đều có nguồn gốc trong các thực phẩm chế biến và đóng gói, đồ uống. Phần còn lại là đường thêm vào trà, cà phê, ngũ cốc và các loại thực phẩm khác.

Theo Trí thức trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X