Hotline 24/7
08983-08983

Ngáy ngủ nguy hiểm thế nào?

Bệnh ngáy ngủ dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh khác như tăng huyết áp, suy giảm khả năng tình dục, nhồi máu cơ tim, tim loạn nhịp hoặc bị đột tử trong khi ngủ...

Chắc bạn đã từng biết một vài người thân ngáy ngủ và chính bạn cũng từng ngáy ngủ. Nhưng ngáy ngủ nguy hiểm thế nào đến sức khỏe và tính mạng thì có thể bạn chưa biết.

Vì sao bị ngáy ngủ ?

Khi bạn thở, không khí đi vào từ mũi hoặc miệng xuống phổi rồi trở ra một cách tự nhiên, đều đặn. Nếu trong lúc ngủ, vùng hầu họng bị hẹp lại, cùng một lượng khí vào nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy. Đường thở bị hẹp đó có thể ở vùng mũi, hoặc hầu họng.

Đường thở bị hẹp là nguyên nhân gây ngáy ngủ.

Đường thở bị hẹp là nguyên nhân gây ngáy ngủ.

Một vài nghiên cứu cho biết: có khoảng hơn 70% đàn ông có tật ngáy khi ngủ và hơn 50% phụ nữ cũng thường xuyên có tật ngáy ngủ.

Viêm amiđan làm chít hẹp hầu họng gây ngáy ngủ.

Viêm amiđan làm chít hẹp hầu họng gây ngáy ngủ.

Có nhiều nguyên nhân gây ngáy ngủ, gồm: mắc bệnh dị ứng; viêm amiđan mạn tính làm cho 2 tuyến amiđan quá to, có khi gần chạm nhau ở đường giữa họng, viêm xoang; người uống rượu say ngủ mê mệt; cơ thể quá béo khiến các lớp mỡ dày cộm lên cuống họng làm thay đổi cấu trúc, thu hẹp và cản trở không khí lưu thông khi thở; hút thuốc lá nhiều khiến khói ám làm cổ họng sưng lên, gây nghẹt và hẹp đường thông khí; do những dị dạng bẩm sinh như cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài; do di truyền…

Say rượu bia ngủ mê mệt dễ bị ngáy ngủ.

Say rượu bia ngủ mê mệt dễ bị ngáy ngủ.

3 cấp độ ngáy ngủ

Các nhà chuyên môn chia ngáy ngủ thành 3 cấp độ, với biểu hiện như sau:

Cấp độ 1: ngáy ít, tiếng ngáy không to và khi nằm nghiêng sang phải hay sang trái sẽ ngừng ngáy.

Cấp độ 2: ngáy vừa phải, tiếng ngáy to hơn và dù bạn nằm ngủ ở tư thế nào cũng vẫn ngáy.

Cấp độ 3: ngáy rất to ở mọi tư thế nằm ngủ, nhưng thường kèm theo triệu chứng nghẹt thở nhất thời, khiến người ngáy ngủ hay bị tỉnh giấc với trạng thái mệt mỏi. Ở cấp độ này có thể nguy hiểm tới bệnh nhân.

Cấp độ 3, nằm tư thế nào cũng ngáy to.

Cấp độ 3, nằm tư thế nào cũng ngáy to.

Ngáy ngủ có thể gây đột tử

Trong đêm yên tĩnh, nếu bạn ngáy ngủ sẽ gây khó chịu cho người xung quanh. Nhiều người vì ảnh hưởng tiếng ngáy ngủ của bạn mà họ không ngủ được. Tuy nhiên sự nguy hiểm thực sự lại thuộc về chính người bệnh bị ngáy ngủ.

Khi ngáy ngủ, bạn thường có nguy cơ ngưng thở khi ngủ do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, làm cho hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Lúc này, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường.

Nhưng nếu tình trạng rối loạn diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng. Dẫn đến tình trạng bộ não không được nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến bạn bị mệt mỏi, giảm năng suất làm việc, không tập trung được vào công việc, lâu ngày bạn sẽ bị suy giảm trí nhớ.

Bệnh ngáy ngủ còn dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh khác như tăng huyết áp, suy giảm khả năng tình dục, nhồi máu cơ tim, tim loạn nhịp hoặc bị đột tử trong khi ngủ...

Bạn ngáy ngủ sẽ gây khó chịu cho người thân.

Bạn ngáy ngủ sẽ gây khó chịu cho người thân.

Chữa bệnh ngáy ngủ cách nào?

Bạn đã thấy ngáy ngủ gây nhiều nguy hiểm và có thể đột tử. Vì vậy bạn cần nghiêm túc điều trị bệnh này, để tránh những hậu quả khôn lường.

Phương pháp điều trị gồm: Giảm cân nếu bạn là người béo phì; Tập thể dục đều đặn vừa sức để cho khí huyết lưu thông, tăng oxy cho não; Tránh uống rượu trước khi ngủ tối 4 tiếng; Hạn chế hoặc không dùng thuốc an thần vì thuốc làm giãn các cơ trong hầu họng gây bít hẹp đường thở; Không nên ăn quá no vào bữa trưa và bữa tối; Tư thế ngủ: nên nằm nghiêng và giữ cho đầu cao để dễ thở hơn.

Nên nằm nghiêng và giữ cho đầu cao để dễ thở hơn, tránh ngáy ngủ.

Nên nằm nghiêng và giữ cho đầu cao để dễ thở hơn, tránh ngáy ngủ.

Sử dụng thiết bị nha khoa làm cho hàm ếch không chùng xuống và lưỡi nhỏ không gây bít tắc khí quản. Đối với những người ngáy ngủ ở cấp độ 3, ngáy ở mọi tư thế khi ngủ, cần được thở oxy trong khi ngủ. Việc thở oxy có tác dụng rất tốt, nhưng khó thực hiện nếu bệnh nhân đang đi trên đường hoặc ở nơi tạm trú.

Phẫu thuật điều trị để làm rộng những vị trí hẹp của đường thở gây ngáy ngủ. Với phẫu thuật bằng laser, đốt các phần mềm cuống họng là các giải pháp hiệu quả để chữa bệnh. Bệnh nhân cần cắt amiđan để tăng cường lưu thông đường hô hấp. Phương pháp nâng màng hầu bằng chất Polythylene terephthalate (PET) cũng là thủ thuật đơn giản, ít xâm lấn, an toàn, hiệu quả cao trong điều trị ngáy ngủ.

Biện pháp phòng bệnh

Các biện pháp phòng bệnh gồm: khám và điều trị tich cực các bệnh là nguyên nhân gây ngáy ngủ như: viêm mũi dị ứng, viêm amiđan mạn tính, viêm xoang. Hạn chế uống rượu say trước khi ngủ. Giảm cân nếu là người béo phì. Hạn chế hoặc bỏ hút thuốc lá. Điều trị sớm các dị tật bẩm sinh như cổ họng hẹp, cuống lưỡi to…

Theo ThS Ninh Văn Tiến - Sức khỏe và Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X