Hotline 24/7
08983-08983

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến sửa đổi mức phạt mua bán USD trái phép

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 96/2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Điểm đáng lưu ý trong dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng là giảm mức phạt cho hành vi mua bán ngoại tệ trái phép của cá nhân.

Theo đó, mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi vi phạm là mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau; mua, bán ngoại tệ với tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ sẽ được giảm mức phạt xuống còn 10-20 triệu đồng thay cho mức 80-100 triệu đồng và biện pháp xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật (ngoại tệ và VNĐ) được quy định tại Nghị định 96.

Trong tờ trình Chính phủ, ban soạn thảo Ngân hàng Nhà nước cho biết Nghị định 96 áp dụng chủ yếu cho loại hình tổ chức có tính chất đặc thù là tổ chức tín dụng với quy mô lớn, trong phạm vi toàn quốc. Sau 4 năm áp dụng, một số quy định về mức phạt không còn phù hợp với tính chất và hậu quả của hành vi vi phạm, đặc biệt là trong trường hợp đối tượng vi phạm là cá nhân.

Một cá nhân đổi 100 USD tại tiệm vàng và bị phạt tới 90 triệu đồng ở TP Cần Thơ vừa qua. Ảnh: NLĐ
Một cá nhân đổi 100 USD tại tiệm vàng và bị phạt tới 90 triệu đồng ở TP Cần Thơ vừa qua. Ảnh: NLĐ

Điển hình là vừa qua, không ít trường hợp người dân mang 100 USD đi đổi ở tiệm vàng, tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ và bị phạt từ 80-100 triệu đồng, kèm hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng nhìn nhận mức phạt đối với một số hành vi vi phạm khác chưa phù hợp thực tế. Do đó, ban soạn thảo đã dự thảo nghị định sửa đổi theo hướng bổ sung hình thức xử phạt cảnh cáo đối với một số hành vi vi phạm hành chính không nghiêm trọng như: mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau; mua, bán ngoại tệ với tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ; mua, bán vàng miếng ở nơi không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng...

Mức phạt tiền cũng được giảm nhẹ so với Nghị định 96 căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi, ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng bị xử phạt, bảo đảm tính khả thi.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ cũng có ý kiến truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ theo hướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và cơ quan liên quan nhanh chóng sửa đổi, bổ sung Nghị định 96 theo đúng trình tự, lấy kiến các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, bảo đảm công khai, minh bạch.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước về tổng kết thi hành 4 năm triển khai Nghị định 96, cơ quan quản lý đã phát hiện, xử phạt tổng cộng 520 vụ vi phạm hành chính và 1 vụ có dấu hiệu tội phạm được chuyển để truy cứu trách nhiệm hình sự. Có tổng cộng 482 đối tượng vi phạm, bao gồm 128 cá nhân và 375 tổ chức. Tổng số tiền phạt thu được là khoảng 24,7 tỉ đồng, 13.737 USD, 74.000 Yên Nhật...

Theo Người lao động

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X