Hotline 24/7
08983-08983

Nga và Trung Quốc lại phủ quyết nghị quyết về Syria

Nga và Trung Quốc hôm 22/5 đã phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về việc yêu cầu Tòa án Hình sự quốc tế điều tra tội ác chiến tranh ở Syria.

Ngoài ra, còn 13 quốc gia khác cũng bỏ phiếu chống lại nghị quyết này.

Động thái trên của Nga và Trung Quốc - 2 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an - không gây ngạc nhiên chút nào bởi xuyên suốt cuộc khủng hoảng ở Syria, 2 nước này đã thường xuyên sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn các nghị quyết nghiêm khắc với chế độ Syria.

Đại sứ Syria tại Liên Hiệp Quốc Bashar Ja'afari (phải) tiếp xúc với phó đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Vương Mân. Ảnh: REUTERS

Mỹ và một số quốc gia đã lên tiếng lên án hành động trên.

Phát biểu tại Hội đồng Bảo an sau cuộc bỏ phiếu, bà Samantha Power, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh: “Do Liên bang Nga quyết định hậu thuẫn chế độ Syria về bất cứ vấn đề gì, nên nhân dân Syria sẽ không có công lý. Họ chứng kiến tội ác nhưng không nhìn thấy sự trừng phạt”.

Ông Mark Lyall Grant, đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc, nhận định thật là xấu hổ với Nga và Trung Quốc khi họ chọn cách ngăn chặn nỗ lực đem lại công lý cho nhân dân Syria.

Theo ông, nghị quyết trên có thể là một yếu tố quan trọng tạo nên nền hòa bình bền vững.

Syrias U.N. Ambassador Bashar Jaafari (R) speaks to Russias U.N. Ambassador Vitaly Churkin during a meeting of the United Nations Security Council at the U.N. headquarters in New York May 22, 2014. REUTERS-Lucas Jackson
Đại sứ Syria tại Liên Hiệp Quốc Bashar Ja'afari (phải) trò chuyện với đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vitaly Churkin. Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, bảo vệ quyết định của đất nước mình, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, ông Vitaly Churkin, cho rằng việc đưa ra nghị quyết trên không đúng thời điểm và quốc tế cần nỗ lực tìm ra giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Syria, chứ không phải là khuấy động nó lên.

Ông Churkin nhận xét: “Bản dự thảo nghị quyết bị phản đối ngày hôm nay cho thấy toan tính sử dụng Tòa án Hình sự quốc tế để thổi bùng lên hơn nữa những đam mê chính trị và tạo cơ sở cho hành động can thiệp quân sự từ bên ngoài”.

Trong một diễn biến khác liên quan đến Syria, Tổng Giám đốc Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW), ông Ahmet Uzumcu, kêu gọi nước này tiêu hủy một cách không chậm trễ số vũ khí hóa học còn lại.

Theo ông, khoảng 100 tấn hóa chất, tức gần 8% kho vũ khí hóa học Syria tuyên bố, vẫn còn được lưu giữ tại một địa điểm nhưng chính phủ Syria khăng khăng số vũ khí hóa học này không thể chuyển đi vì tình hình an ninh.

Vị đại diện nước Anh tại OPCW cũng quả quyết không có dấu hiệu cho thấy Syria đã bàn giao số vũ khí hóa học còn lại.

Ngoài ra, ông Uzumcu cho biết một phái bộ OPCW cũng đang chuẩn bị điều tra cáo buộc cho rằng khí độc chlorine đã được sử dụng trong các vụ tấn công ở Syria.

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius xác nhận chế độ Syria đã sử dụng khí độc chlorine khoảng 14 lần trong mấy tháng qua.

Thế nhưng, Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal al Mekdad đã phủ nhận việc chính phủ sử dụng chlorine.

Theo Hoài Vy - Người lao động/ CNN, Reuters

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X