Hotline 24/7
08983-08983

Nên khám và làm xét nghiệm gì để biết nguyên nhân bị gầy?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Cháu năm nay 25 tuổi, cao 1m55, nặng 40kg, ăn uống và nghỉ ngơi bình thường nhưng sao cháu vẫn gầy quá. Cũng đã có lần đi khám sức khỏe tổng quát nhưng không có bệnh gì. Cách đây 1 năm cháu phát hiện bị loãng xương và giờ cháu vẫn đang uống thuốc. Hầu như cháu không tăng cân từ năm 20 tuổi đến giờ (lúc nào cũng chỉ khoảng 38-40kg). Giờ cháu nên làm những xét nghiệm gì, khám gì để biết nguyên nhân gầy quá ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Khám gì để biết nguyên nhân bị gầy. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Khám gì để biết nguyên nhân bị gầy. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Chỉ số khối cơ thể của em tính toán dựa trên chiều cao và cân nặng em cung cấp là 16,6 kg/m2, so với tiêu chuẩn của thế giới nói chung và của dân Châu Á nói riêng là suy dinh dưỡng. Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở người trẻ dù “ăn uống bình thường”, như ăn uống không đủ chất so với mức độ hoạt động thể lực nhiều, bệnh nội tiết (ví dụ: cường giáp), bệnh tự miễn, bệnh lý huyết học (tán huyết), nhiễm giun sán, viêm nhiễm mạn tính...

Tôi không rõ em khám sức khỏe tổng quát cách đây bao lâu, ở đâu, đã kiểm tra những gì, nhưng có lẽ phải xa hơn 1 năm, vì cách đây 1 năm em mới phát hiện bị loãng xương. Chẩn đoán loãng xương của em cũng cần phải xem lại, xem có thật sự loãng xương hay không, em kiểm tra loãng xương bằng phương pháp nào, phải làm xét nghiệm đo mật độ xương ở cột sống thắt lưng và cổ xương đùi mới đúng, nếu thật sự em bị loãng xương ở độ tuổi này thì là quá trẻ, chắc chắn phải có vấn đề, khác với người già lớn tuổi bị loãng xương.

Hiện tại, tình trạng của em cần khám chuyên khoa Nội tiết là phù hợp nhất, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nhiều thứ cho em, từ công thức máu, chức năng các tuyến nội tiết, đo lại độ loãng xương... từ đó sẽ có thể xác định được nguyên nhân và có hướng xử trí thích hợp.

Song song đó, em cần tăng độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn (thêm thịt cá, trứng sữa, rau xanh, củ quả, trái cây), tăng chất lượng và số bữa ăn trong ngày, tránh thức khuya, ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, không bia rượu, không cafe, và tập thể dục để săn cơ, có thể bổ sung thêm thuốc bổ multivitamin, vitamin A, C, E hàng ngày, tẩy giun.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến mọi người ở bất kỳ lứa tuổi.

Người lớn bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng ở tuổi trưởng thành thường phục hồi hoàn toàn khi điều trị. Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm:

- Hệ thống miễn dịch yếu, làm tăng nguy cơ lây nhiễm;
- Khả năng lành vết thương thấp;
- Cơ yếu, có thể dẫn đến té ngã và nứt xương.

Ngoài ra, suy dinh dưỡng còn gây biếng ăn, khiến tình trạng sức khỏe trở nên trầm trọng hơn.

Điều trị thường bao gồm bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu, điều trị triệu chứng khi cần thiết và điều trị bất kỳ bệnh nào có thể gây suy dinh dưỡng.

Khi thực hiện chẩn đoán suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng, các chuyên gia y tế (bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng) sẽ thiết lập kế hoạch chăm sóc với mục tiêu hồi phục sức khỏe.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X