Hotline 24/7
08983-08983

Mức độ viêm da của con em có nguy hiểm không BS?

Câu hỏi

Xin BS cho em hỏi, Bé nhà em 7 tháng, nặng 7,8kg. Hai hôm trước bé bị ngứa ngay cổ và nổi mụt nước, em có đưa đi khám, BS cho thuốc uống và bôi. Em muốn hỏi thuốc cho vậy có đúng với bệnh của bé chưa và mức độ của bệnh có nguy hiểm không? Giờ bé hay khóc, em rất lo lắng.

Trả lời

BS Đoàn Mạnh Khải

BS Đoàn Mạnh Khải

Bác sĩ khoa Tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Từ Dũ


Ảnh do bạn đọc cung cấp
Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào bạn,

Theo hình ảnh bạn gửi thì đây là tình trạng viêm da. Sang thương là những mảng hồng ban có nhiều mụn nước và mụn mủ vùng cổ.

Tình trạng viêm da này không biết chính xác là do bé tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc dịch tiết côn trùng hay bất cứ những gì liên quan đến tình trạng gây dị ứng.

Các biện pháp điều trị là sử dụng thuốc thoa tại chỗ làm giảm tình trạng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng trên da của bé.

BS điều trị cho bạn đã đưa ra phương pháp điều trị đúng. Trường hợp bé quấy khóc nhiều là do bệnh đang tiến triển. Em nên thoa thuốc theo chỉ định của BS và tái khám theo hẹn.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm da dị ứng còn được gọi là viêm da dị ứng, là một tình trạng bệnh lý thường gặp của da. Đây là bệnh mãn tính và có xu hướng bùng phát rồi tự khỏi sau một khoảng thời gian. Viêm da dị ứng làm cho da trở nên nóng, ngứa, khô và tróc vảy. Khi bạn mắc viêm da dị ứng, bạn có thể đồng thời bị một bệnh lý khác như hen hoặc viêm mũi dị ứng. Viêm da dị ứng có thể làm bạn ngứa rất nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.

Viêm da dị ứng có thể có biểu hiện khác nhau ở trẻ sơ sinh, trẻ lớn hơn hay người lớn. Những triệu chứng này bao gồm:

- Ngứa nhiều vào buổi tối;
- Mảng da màu đỏ hay màu xám nâu ở tay, chân, mắt cá, cổ tay, cổ, ngực, mí mắt, bên trong vùng khuỷu tay hay đầu gối;
- Sẩn nhỏ;
- Da dày, khô và tróc vảy;
- Da sần, nhạy cảm và sưng lên do cào gãi.

Viêm da dị ứng khá phổ biến và trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng. Bệnh này có thể xuất hiện trước 5 tuổi và tiếp tục cho đến khi trưởng thành. Đối với một số trẻ, viêm da dị ứng có thể cải thiện và biến mất. Viêm da dị ứng thường gặp ở những người có người thân bị chàm, viêm mũi dị ứng hay hen.

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm da dị ứng:

- Tránh tiếp xúc yếu tố khởi phát: bạn nên liệt kê tất cả những thứ dễ gây ra dị ứng mà bạn biết như thức ăn hay chất tẩy rửa, xà phòng;
- Giữ ẩm cho da: bạn nên dưỡng ẩm cho da ít nhất 2 lần 1 ngày. Nên dùng kem dưỡng lúc vừa tắm xong, lúc đó da của bạn vẫn còn độ ẩm. Nếu da đã khô, bạn có thể cân nhắc việc dùng dầu hay kem bôi trơn;
- Tránh trầy xước: việc cào gãi chỉ khiến cho da ngày càng tệ hơn. Bạn có thể hạn chế việc này bằng cách bôi chất chống ngứa. Sau đó bạn cần cắt móng tay và đeo găng khi đi ngủ;
- Băng ép giữ cho da mát và ẩm: che phủ vùng bị chàm với băng, băng giúp bảo vệ da và tránh cào gãi;
- Tắm bằng nước ấm: bạn có thể tắm bằng nước có pha baking soda hay yến mạch chưa nấu chín hoặc chất keo bột yến mạch. Sau đó, tắm lại bằng xà phòng trong 10-15 phút trước khi lau khô da và sử dụng thuốc xức ngoài da, kem dưỡng ẩm hay cả hai (sử dụng thuốc trước).



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X