Hotline 24/7
08983-08983

Một số bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ và cách xử lý

Làn da của em bé rất non nớt và dễ bị tổn thương bởi chức năng bảo vệ tự nhiên của da còn rất yếu.

Chính vì vậy, nếu không được vệ sinh tốt, trẻ rất dễ bị lây nhiễm các bệnh ngoài da.

Sau đây là một số bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ và cách xử lý

1. Chốc lở

Chốc lở là bệnh ngoài da dễ lây với những bóng nước hình tròn, dẹp, sau vài giờ, bóng nước đục dần, có mủ rồi vỡ, đóng vảy màu vàng.

Để phòng ngừa, mẹ nên giữ cho da trẻ sạch sẽ, nhẹ nhàng rửa sạch vùng bị bệnh bằng xà phòng nhẹ dưới vòi nước và sau đó băng lại, cắt móng tay cho trẻ để trẻ khỏi cào gãi…

2. Rôm sảy

Rôm sảy rất phổ biến ở trẻ em trong mùa hè, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Càng ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể... càng có nhiều rôm.

Để phòng ngừa, cha mẹ cần giữ cho da trẻ luôn thoáng mát, cho trẻ mặc những loại quần áo làm bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, luôn để trẻ ở nơi thoáng mát, tránh nơi nóng nực ngột ngạt và bí gió, tắm hàng ngày cho trẻ và chú ý chế độ ăn uống cho trẻ …

Một số bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ và cách xử lý 1

Một số bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ và cách xử lý

3. Thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh có các triệu chứng chính như là nổi bóng nước (thường xuất hiện rất nhanh và nổi toàn thân). Trẻ nhỏ thường ít kèm theo sốt, trong khi trẻ trên 7 tuổi và người lớn thường kèm theo sốt cao, mệt mỏi, biếng ăn.

Đối với căn bệnh này, trẻ chỉ cần điều trị ở nhà như nghỉ ngơi, uống thuốc để giảm ngứa, sốt hay những triệu chứng khác như bệnh cúm.

Ngoài ra, nên tiêm vắc xin ngăn ngừa thủy đậu để trẻ được bảo vệ tốt nhất.

4. Mụn nhọt

Mụn nhọt là bệnh ngoài da có biểu hiện ban đầu là đỏ sưng rồi nóng gây đau nhức, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo. Mụn nhọt có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể, đau nhức khiến trẻ quấy khóc, giảm mức độ ăn ngủ.

Để hạn chế mụn nhọt trên người, mẹ nên cho bé tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch, dùng vải mềm kỳ da, tránh làm trầy xước. Không dùng quá nhiều quả ngọt, nước đường vì sẽ sinh ra nhiều nhiệt lượng. Trường hợp những mụn nhọt mọc ở môi trên, cánh mũi tuyệt đối không được nặn; nên đi khám bệnh sớm, điều trị tích cực để phòng biến chứng.

5. Chàm sữa

Chàm sữa có biểu hiện bệnh là những mụn nhỏ li ti xuất hiện ở hai bên má rồi lan đến cằm và trán. Chúng nhanh chóng vỡ ra khiến cho da trở nên đỏ và bị rớm dịch.

Sau đây là cách phòng ngừa:

Thường xuyên vệ sinh mặt, miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn hay bú sữa;

Cho trẻ ăn uống như bình thường, hạn chế một số thực phẩm làm bệnh chàm của bé nặng hơn (trứng, mỡ động vật, hải sản, nội tạng động vật…);

Sử dụng dung dịch làm dịu da để tắm cho bé như cetaphil, Physiogel, Oilatum;

Tránh cào gãi ở trẻ: cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh bé ngứa gãi làm tăng nhiễm trùng da.

Ngoài ra nên vệ sinh nhà ở thường xuyên để nhà luôn thông thoáng, không khói thuốc, không nước hoa, không thú nuôi.

Theo Bích Châu - Gia đình Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X