Hotline 24/7
08983-08983

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng Đậu đen trong y học cổ truyền

Theo Đông y, hạt Đậu đen (còn gọi là Mắc đại đậu) vị ngọt, tính mát, giải độc, trừ phong nhiệt độc, bổ can thận, bổ huyết, lợi tiểu, làm thuốc bổ, chữa suy nhược cơ thể.

Đậu đen là cây thân thảo, mọc hàng năm, lá kép gồm 3 lá chét, hoa màu tím nhạt, quả dài tròn chứa 7 – 10 hạt màu đen, nhân trắng hoặc xanh.

Đậu đen. Ảnh: Internet
Đậu đen. Ảnh: Internet

Hạt đậu đen có giá trị dinh dưỡng cao. Trong hạt có 24,2% protit, 1,7% lipit, 53,3% gluxit, 2,8% tro, 56mg% canxi, 354mg% P, 6,1mg% sắt, 0,51mg% vitamin B1, 0,21mg% vitamin B2, 1,8mg% vitamin PP, 3mg% vitamin C. Hàm lượng các axit amin cần thiết trong Đậu đen cũng rất cao. Trong 100g Đậu đen có 0,97g lysin, 0,31g metionin, 0,31g triptophan, 1,16g phenylanin, 1,09g alanin, 0,97g valin, 1,26g leuxin, 1,11g isoleusin, 1,72g acginin và 0,75g histidin.

Ngoài việc dùng làm thực phẩm, Đậu đen còn được dùng để bào chế thuốc và làm thuốc, ngâm tẩm các vị thuốc để giảm bớt độc tính của thuốc như Ban miêu, Bã đậu… giảm vị chát của Hà thủ ô…. Theo Đông y, hạt Đậu đen (còn gọi là Mắc đại đậu) vị ngọt, tính mát, giải độc, trừ phong nhiệt độc, bổ can thận, bổ huyết, lợi tiểu, làm thuốc bổ, chữa suy nhược cơ thể.

Đậu đen tính mát nên không dùng cho người hư hàn (loét hành tá tràng, dễ tiêu chảy, tiêu chảy mạn), chân tay lạnh, sợ lạnh.

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng Đậu đen:

- Chữa đau bụng dữ dội: Đậu đen sao cháy, sắc với rượu uống hay sắc với nước rồi chế thêm rượu vào uống.

- Chữa liệt dương: Đậu đen sao già, đổ rượu vào ngâm, uống.

- Chữa trúng độc cho phụ nữ mang thai, bị ngất: Đậu đen 80g, Gừng sống 20g, sắc uống.

- Chữa tiêu khát (đái đường) do thận hư: Đậu đen, Thiên hoa phấn, 2 vị bằng nhau, tán nhỏ, làm viên, uống với nước sắc Đậu đen làm thang.

- Chữa sau đẻ bị trúng gió nguy cấp, tay chân tê cứng, chóng mặt xây xẩm: Đậu đen 300g sao cháy đến bốc khói, đổ vào 500ml rượu, ngâm 1 ngày, đem uống và đắp chăn cho ra mồ hôi.

- Đau chướng bụng do lạnh: Đậu đen 20g, Gừng 6 – 8g, sắc với 300ml nước còn 100ml, uống nóng 1 lần.

- Đau bụng do nhiệt: Đậu đen nấu nước cô đặc, ngậm nuốt dần.

- Đầu, cổ, vai cứng đờ, đau nhức: Đậu đen 1 bát hầm nhừ, khô nước, bọc vào túi vải, đem gối đầu cỏ lúc còn ấm.

- Lưng, xương sống đau ê, cứng đờ, cử động khó: Đậu đen 1kg chia làm 3 phần. Một phần nấu chín, một phần sao vàng, một phần đồ chín. Trộn đều 3 thứ, thêm 1 lít rượu, chưng cách thuỷ 30 phút. Mỗi ngày uống 1 cốc nhỏ. Rượu này càng để lâu càng tốt.

- Trúng phong bán thân bất toại, miệng méo mắt lệch hoặc não bị phong, đầu óc nhức nhối: Đậu đen sao chín bốc khói 3 phần, rượu tốt 5 phần. Ngâm đậu trong rượu vài ngày, mỗi ngày uống 1 – 2 cốc. Uống xong đắp chăn cho ra mồ hôi. Kết hợp châm cứu.

- Mụn nhọt trong tai đau nhức: Đậu đen nửa bát, cho vào ấm, đổ thêm nước, lấy lá bịt kín miệng ấm, khi sôi, đặt tai vào xông. Làm vài lần sẽ có kết quả.

- Viên bổ thận: Đậu đen sao chín 1kg, quả Dâu chín đen sấy khô 1kg, hạt Sen (lấy tim) sao vàng 1 kg. Tất cả tán mịn, luyện mật làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 50 – 60 viên. Thuốc này bổ thận, sinh tinh, khoẻ mạnh gân xương, hết đau lưng mỏi gối, ù tai, hoa mắt.

Đông y còn chế Đậu đen thành Đậu xị để làm thuốc. Cách chế Đậu xị như sau: Đậu đen ngâm nước 1 đêm, đồ chín, ủ lá Dâu 3 ngày đêm cho lên men, phơi khô trong chỗ mát hoặc chỉ đồ chín rồi phơi sấy khô. Các bài thuốc:

- Trẻ bị cảm, ho sốt, không có mồ hôi, khó ngủ: Đậu xị 4 – 6g, Hành tăm 3 củ. Thêm ít nước chưng uống hoặc sắc nước uống.

- Bệnh thương hàn, bệnh thời khí mới phát, đầu nhức, nóng ở trong: Đậu xị 32g, Cát căn 60g. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát, uống nóng. Đắp chăn cho ra mồ hôi, có thể thêm Gừng.

- Phong thấp, tê thấp, chân tay co rút: Đậu xị đồ 9 lần, phơi khô 40 – 60g. Ngâm rượu uống lúc đói, ngày vài lần, mỗi lần 1 cốc nhỏ.

- Dâm dục quá độ, yếu sức tinh khô: Đậu xị 20 – 30g cho vào 3 bát nước sắc còn 1 bát, thêm 20 quả Dành dành (chi tử) đã bỏ vỏ, sắc còn một nửa, uống nóng. Rất mau khoẻ.

- Đau đầu rất nặng: Đậu xị 12g, nước tiểu trẻ em 1 bát. Thêm Hành, Sả sắc uống. Đắp chăn cho ra mồ hôi.

Ngoài Đậu đen, Đậu xị, các lương y còn dùng giá Đậu đen làm thuốc. Giá Đậu đen vị ngọt, tính bình, không độc, trị chứng tê thấp, gân co rút, trừ khí nóng trong dạ dày, bổ khí nhuận da dẻ, mạnh cả ngũ tạng. Các bài thuốc:

- Phong hàn, gió độc, tà khí phạm vào huyết mạch, mình phù, nặng nề, tê dại, không đau nhức: Giá Đậu đen 500g, sao thơm tán mịn. Mỗi lần dùng 10g với cốc rượu nóng.

- Phù thũng, thở yếu, mau, đại tiểu tiện ít, khó đi: Giá Đậu đen sao Giấm 1 phần. Đại hoàng sao 1 phần. Tán mịn, mỗi lần uống 8g với nước vỏ Quýt (Trần bì) sắc đặc. Ngày uống 2 lần, thấy đại tiểu tiện  thông thì thôi uống.

- Trẻ em phong chúm miệng: Giá Đậu đen giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt hoà sữa, nhỏ vào miệng.

- Phong tê thấp, gân co rút, gối nhức, bụng nóng, đại tiện táo: Giá Đậu đen 100g tẩm giấm, sao vàng, tán mịn. Mỗi lần uống 1 thìa với rượu trước khi ăn, ngày uống 2 – 3 lần.

Theo Caythuocquy

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X