Hotline 24/7
08983-08983

Mối liên quan giữa trầm cảm và tiểu đường?

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2 lần so với người bình thường.

Tiểu đường là một bệnh rất nghiêm trọng. Việc kiểm soát đường huyết đôi khi tạo ra áp lực trong cuộc sống. Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2 lần so với người bình thường.

Bản thân trầm cảm vốn dĩ đã là một vấn đề, và chính trầm cảm cũng khiến bạn không thể tự chăm sóc tốt bản thân. Chính điều đó lại có thể dẫn đến tăng đường huyết và xuất hiện các biến chứng của tiểu đường.

Vì vậy nếu bạn nghĩ mình bị trầm cảm, hãy nói với bác sĩ. Bạn có thể thực hiện một số thứ để cảm thấy khá hơn.

Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và trầm cảm

Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và trầm cảm
Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và trầm cảm

Trầm cảm là một bệnh phức tạp. Nó có thể do di truyền, môi trường sống và cảm xúc của bản thân. Kiểm soát tiểu đường có thể gây căng thẳng và tiêu tốn thời gian. Cách sống và chế độ ăn bị ràng buộc có thể làm cho cuộc sống của bạn bớt thoải mái hơn.

Triệu chứng

Có nhiểu dấu hiệu cảnh báo cho bệnh trầm cảm, gồm:

- Buồn

- Tức giận

- Hay nổi nóng, cáu kỉnh

- Cảm thấy chán với những thứ đã từng thích

- Xa lánh xã hội và những người xung quanh

- Mất tập trung

- Mất ngủ

- Có cảm giác bản thân có tội hoặc vô dụng

- Mệt mỏi, mất năng lượng

- Thay đổi cảm giác thèm ăn

- Tinh thần và cơ thể mệt mỏi, lờ đờ, chậm chạp

- Nghĩ đến cái chết hay muốn tự tử

Nếu bạn hoặc người quen mắc tiểu đường và có những dấu hiệu trầm cảm trên hãy nói ngay với bác sĩ của bạn.

Làm thể nào để chẩn đoán?

Bác sĩ sẽ dựa trên những triệu chứng mà bạn kể. Không có xét nghiệm lâm sàng nào được dùng để chẩn đoán bệnh trầm cảm.

Điểu trị như thế nào?

Bác sĩ sẽ cùng bạn kiểm soát được chứng trầm cảm. Có thể bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc, một số thuốc thường sử dụng để điều trị trầm cảm bao gồm:

- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonine (SSRIs) sẽ tác động trên việc sử dụng một chất có tên là serotonin ở não. Sự thay đổi cân bằng của chất này có thể giúp các tế bào não nhận thông tin tốt hơn và cải thiện tâm trạng của bạn. Các thuốc loại này bao gồm: citalopram (Celexa), escitalopram (Lexapro), fluoxetine (Prozac), paroxetine (Paxil), and sertraline (Zoloft).

- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin norepinephrine (SNRIs) ngăn cản sự tái hấp thu của serotonin và norepinephrine. Giống như SSRIs, chúng cũng cải thiện quá trình gửi và nhận tín hiệu của não bộ. Các thuốc loại này bao gồm: desvenlafaxine (Khedezla, Pristiq), duloxetine (Cymbalta), levomilnacipran (Fetzima), venlafaxine (Effexor).

- Thuốc chống trầm cảm ba vòng làm tăng nồng độ các chất giúp các tế bào thần kinh liên lạc với nhau trong não. Nếu các chất này bị mất cân bằng hoặc không làm việc, các tín hiệu sẽ không đến não một cách chính xác nữa và điều đó có thể dẫn đến trầm cảm. Các thuốc loại này bào gồm: amitriptyline (Elavil), desipramine (Norpramin), doxepin (Sinequan), imipramine (Tofranil), and nortriptyline (Pamelor).

- Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine and dopamine (NDRIs) là một loại khác của nhóm thuốc ức chế sự tái hấp thu, nhưng chúng chỉ có một loại thuốc đại diện là Buproprion (Wellbutrin). Nhiều bệnh nhân mắc tiểu đường và trầm cảm được cải thiện từ loại thuốc này.

Tác dụng phụ của mỗi loại thuốc chống trầm cảm thường không có hoặc dễ dàng xử lý theo thời gian. Để giúp cơ thể bạn làm quen với thuốc, bác sĩ có thể bắt đầu với một liều nhỏ rồi từ từ tăng liều lên.

Mặc dù vẫn chưa có kết luận cụ thể, đã có một số bằng chứng cho thấy việc kết hợp thuốc chống trầm cảm ba vòng với SSRIs có thể làm tăng nguy cơ tiến triển của bệnh tiểu đường. Có thể là hệ quả của việc tăng cân khi uống thuốc nhóm chống trầm cảm ba vòng. Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho thấy rằng những loại thuốc chống trầm cảm có thể giúp kiểm soát tốt đường huyết ở những bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2.

Tóm lại

Việc được tư vấn, hoặc tâm lý trị liệu, đặc biệt khi kết hợp với điều trị bằng thuốc, có thể giúp kiểm soát được chứng trầm cảm. Gặp và thảo luận với những nhóm hỗ trợ cũng có thể mang lại lợi ích cho bạn. Hãy thảo luận thêm với bác sĩ về những nơi mà bạn nghĩ là mình sẽ nhận được sự trợ giúp.

Theo Hà Xuân Nam/Yhoccongdong

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X