Hotline 24/7
08983-08983

Mỏi chân khi đứng lâu, chuột rút về đêm: Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân

Câu hỏi

Người bệnh suy tĩnh mạch ở giai đoạn đầu thường có các dấu hiệu mờ nhạt, không rõ ràng, chính bệnh nhân cũng không biết. Vậy làm sao để phát hiện được bệnh sớm? Bệnh giãn tĩnh mạch chân có các triệu chứng nhận biết gì, thưa BS? Và các triệu chứng này có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở chân không?

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Ở giai đoạn đầu có biểu hiện âm thầm, rất khó phát hiện, cảm giác như là đứng lâu mỏi chân, nặng chân. Về chiều có các triệu chứng như sưng chân. Về đêm sẽ có các triệu chứng như chuột rút, chân không yên. Đồng thời nhìn thấy các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo, màu xanh, tím dưới da. Có thể có các thay đổi màu sắc ở da do biến dưỡng da, chàm, loét da.

Những triệu chứng trên báo hiệu cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Nếu có những triệu chứng trên, bệnh nhân phải có kế hoạch đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có thể phân biệt với các loại bệnh khác như:

- Phù chân ở người phù do suy dinh dưỡng, suy tim, suy thận: biểu hiện toàn thân, phù mềm, kê chân cao không giảm. Phù do suy tĩnh mạch: Kê cao chân sẽ giảm sưng chân, phù cứng do ứ truệ tuần hoàn.

- Tĩnh mạch nổi dưới da: phân biệt bệnh bướu máu thường khu trú ở 1 chân

- Loét da: Phân biệt bệnh rối loạn biến dưỡng do tiểu đường, chàm, nấm da...
Trân trọng!
BS.CK2 Dương Văn Mười Một
Phó khoa Phẫu thuật tim-Lồng ngực mạch máu
Bệnh viện Nhân dân 115

Giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới thường gặp nhiều hơn so với nam giới. Đây là tình trạng suy yếu chức năng của các tĩnh mạch ở chân, tức là việc dẫn máu về tim không còn hiệu quả nữa, gây ứ đọng máu ở phần thấp của chân và lan lên dần.

Nhiều trường hợp không được điều trị, chân sẽ bị loét, thường là ở cổ chân. Bệnh dễ dẫn đến biến chứng như hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch giãn, có thể lan lên phổi gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong. Sưng, mỏi chân; nặng bắp chân; kiến bò dọc cẳng chân; chuột rút ban đêm có thể là những biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, nhiều người lại không chú tâm đến nó mà chỉ nghỉ mỏi chân vì đi cả ngày, đôi giày quá chật...

Do đó, những người có nguy cơ cao về suy tĩnh mạch như phụ nữ trong độ tuổi 35-50, làm công việc đứng lâu, ngồi nhiều và đang có triệu chứng sớm như đau, sưng, nặng chân về chiều nên đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và điều trị sớm. Tùy vào cấp độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp khác nhau: điều trị bệnh dùng thuốc hoặc phẫu thuật chích xơ, rút bỏ tĩnh mạch bị giãn, suy...

Người bệnh cần duy trì một chế độ sinh hoạt năng động, đi bộ hàng ngày, chú ý giữ cân nặng cơ thể hợp lý, bỏ thuốc lá...

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X