Hotline 24/7
08983-08983

Mỡ máu bao nhiêu được gọi là cao?

Mỡ máu bao nhiêu là cao? Lượng cholesterol có trong máu bao nhiêu sẽ bị cảnh báo là mắc bệnh mỡ máu cao?

Bệnh mỡ máu cao là bệnh thường gặp ở người mắc bệnh béo phì, stress  và người cao tuổi, nếu như không có cách điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh tim mạch và có thể có những biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh mỡ máu cao là gì?
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Tác hại của mỡ máu cao?

Mỡ trong cơ thể của chúng ta được tạo ra từ hai nguồn cung cấp chính gồm: nguồn bên trong chủ yếu là chính là sự tổng hợp trong gan và nguồn bên ngoài chủ yếu gồm sự hấp thu từ thức ăn.

Mỡ máu cao là cách gọi thông thường của hiện tượng tăng lipid huyết, tức là hyperlypidemia, khi cơ thể con người ở tình trạng có nồng độ các chất béo trong máu cao bất thường. Các chất béo có trong máu bao gồm các cholesterol, triglyceride và phospholipid cùng các chất béo tự do.

Hiện nay bệnh mỡ máu cao có thể phân làm hai loại: Mỡ máu cao nguyên phát và mỡ máu cao thứ phát.

Nguyên nhân dẫn đến mỡ máu cao nguyên phát là do yếu tố di truyền hoặc do yếu tố ăn uống như cơ thể hấp thu quá nhiều chất đường, cholesterol, mỡ động vật trong khi lại hấp thu quá ít chất xơ...

Nguyên nhân dẫn đến bệnh mỡ máu cao thứ phát do những chứng bệnh khác gây ra như: bệnh đái tháo đường, bệnh gan, bệnh thiểu năng tuyến giáp, do thận hư,...

Một số dấu hiệu của bệnh mỡ máu cao

Thường khi bệnh đã trở nên nặng thì có thể xuất hiện các triệu chứng như: đầu choáng và nhức, hoa mắt, bị bứt rứt trong người, nhịp thở ngắn hơi, tim luôn hồi hộp, có cảm giác mất sức dần, tay chân cảm thấy tê dại, cơ thể trở nên mập phì,...

Bệnh mỡ máu cao là dấu hiệu quan trọng hàng đầu của bệnh xơ vữa động mạch, thậm chí sẽ gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo khác như cao huyết áp, bệnh nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, chứng tai biến mạch máu não,...

Các chỉ số cần quan tâm khi xét nghiệm mỡ máu

Khi xét nhiệm mỡ máu, các chỉ số quan trọng nhất mà bạn nên đặc biệt quan tâm đó là: LDL- cholesterol (LDL-c), cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol (HDL-c) và triglyceride.

Cholesterol và triglyceride được vận chuyển trong máu nhờ sự kết hợp với chất lipoprotein là HDLvà LDL. Chất cholesterol khi kết hợp với LDL (được ký hiệu là LDL-c) là dạng cholesterol khi dư thừa sẽ gây nguy hại cho cơ thể. Chúng có thể vận chuyển cholesterol vào máu, sau đó lắng đọng ở thành mạch máu hình thành những mảng xơ vữa động mạch. Còn nếu cholesterol kết hợp với HDL là một dạng cholesterol có lợi cho cơ thể con người.

Như vậy, để trả lời câu hỏi mỡ máu bao nhiêu là cao thì cần làm xét nghiệm đầy đủ cả 4 yếu tố chính ở trên. Trong 4 thành phần trên thì có 3 thành phần dư thừa sẽ gây hại, gồm: cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglyceride. Thành phần còn lại là HD-cholesterol chỉ có vai trò bảo vệ.

Khi có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào ở những thành phần mỡ máu trên thì đều dẫn tới tình trạng rối loạn mỡ máu.

Vậy mỡ máu bao nhiêu là cao?

Theo các bác sĩ chuyên khoa về tim mạch, thông thường chỉ số cholesterol toàn phần mà lớn hơn 5,2 mmol/lít và chỉ số LDL-c lớn hơn 3,4mmol/l sẽ được gọi là mỡ máu cao. Ngoài ra, khi chỉ số triglyceride ở mức trên 2,26 mmol/l được gọi là triglyceride cao. Khi chỉ số cholesterol xấu và triglyceride đều cao được gọi là tăng mỡ máu hỗn hợp.

Hiện có hai phương pháp điều trị mỡ máu cao, đó là dùng thuốc và không dùng thuốc. Đối với những trường hợp điều trị máu nhiễm mỡ không dùng thuốc, tức chỉ thực hiện lối sống lành mạnh như: không uống rượu bia, ngừng hút thuốc lá, không ăn nhiều chất béo, không ăn da gà, chăm chỉ luyện tập thể thao có thể giúp bạn giảm được 15% -20% cholesterol toàn phần.

Với các trường hợp điều trị mỡ máu cao dùng thuốc thì sẽ áp dụng chế độ điều trị không dùng thuốc từ 3 tháng đến 6 tháng. Các loại thuốc hạ mỡ máu hiện nay có thể gây tác dụng phụ nên người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sỹ chuyên khoa, việc này nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bạn nên đi kiểm tra các chỉ số nói trên theo định kỳ để đảm bảo chỉ số mỡ máu luôn ở mức ổn định, không tăng cao.

Cách phòng ngừa bệnh mỡ máu cao

Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh mỡ máu cao là do chế độ ăn uống không đảm bảo. Do đó, để ngăn ngừa căn bệnh này được tốt nhất, người bệnh cần chú ý đến việc ăn uống, lối sống hàng ngày của bản thân. Dưới đây là một vài chú ý trong việc cung cấp dinh dưỡng hàng ngày mà những người có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ cần lưu ý:

+ Phần năng lượng do các chất béo cung cấp chỉ được chiếm dưới 30%, tức là khoảng 700 calo một ngày;

+ Tránh việc sử dụng các loại thức ăn có lượng cholesterol cao, ví dụ như lòng đỏ trứng gà, thịt, gan, bơ;

+ Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong chế độ ăn hàng ngày;

+ Khi ăn thịt, chú ý bỏ mỡ và da động vật;

Để phòng bệnh mỡ máu cao người bệnh cần chú ý ăn uống, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Còn những người đã mắc căn bệnh máu nhiễm mỡ thì nên ăn kiêng khem cẩn thận để tránh căn bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn.

Nguồn tổng hợp từ website sức khỏe uy tín

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X