Hotline 24/7
08983-08983

Miếng dán chân thải độc liệu có "thần kỳ" như quảng cáo?

Giovanni là một thươMiếng dán chân thải độc liệu có "thần kỳ" như quảng cáo?ng hiệu thời trang truyền cảm hứng Ý mang đẳng cấp các thương hiệu cận xa xỉ quốc tế, hội tụ tinh hoa của mạng lưới 300 nhà sản xuất quốc tế, phù hợp với văn hóa và khí hậu Đông Nam Á.

Miếng dán "thần kỳ" hút độc tố từ lòng bàn chân

Tìm kiếm theo từ khóa "miếng dán thải độc", Google nhanh chóng trả về hàng chục ngàn kết quả về các sản phẩm miếng dán chân được quảng cáo có tác dụng thải độc thần kỳ như: “hút độc tố qua lòng bàn chân giúp giảm đau nhức, thải độc, hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, tim mạch, xương khớp; hỗ trợ quá trình trao đổi chất được tốt hơn, tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, phòng chống mụn nhọt, ban nóng, làm tươi nhuận làn da; giảm đau và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương, bệnh gout… "

Hiện những miếng dán thải độc này được bày bán khá nhiều tại các hiệu thuốc, các salon, các trang thương mại điện tử và các mạng xã hội phổ biến như facebook, zalo. Giá thành của các sản phẩm này cũng rất đa dạng, tùy nơi sản xuất. Giá mỗi miếng dán giao động chỉ từ 15.000 đến 30.000 đồng, được đóng gói thành hộp 20- 30 miếng tương ứng với 1 liệu trình.

Một trang facebook chuyên bán miếng dán thải độc có nguồn gốc từ Nhật Bản

Tác dụng thần kỳ là thế, nhưng cách thức sử dụng vô cùng đơn giản. Chỉ cần bóc lớp giấy để lộ lớp dính, sau đó dán vào gan bàn chân trước khi đi ngủ. Miếng dán sẽ hoạt động để hút tất cả độc tố thông qua các huyệt ở gan bàn chân. Sau khi dán vào gan bàn chân, trong vòng 6 tiếng, các hạt trắng của miếng dán sẽ chuyển sang màu đen và có chất nhờn dính bám trên bề mặt.

Theo như lời người bán quảng cáo, chất độc sẽ theo gan bàn chân ra miếng dán và đổi màu, màu miếng dán càng đen tức là độc tố thải ra càng nhiều, người sẽ càng khỏe.

Cũng không khó để tìm mua sản phẩm này trên các sàn thương mại điện tử với nhiều mức giá

Chiêu bài lập lờ của các quảng cáo này là giới thiệu lồng ghép sản phẩm trên cơ sở dẫn ra những nguyên lý y học cho rằng "gan bàn chân là nơi tập trung nhiều huyệt vị của cơ thể, nơi có hơn 60 huyệt đạo thông với 360 huyệt đạo trên cơ thể, được cả nền y học phương Đông lẫn phương Tây nhìn nhận là nơi phản ánh sức khoẻ của con người, nó còn được coi là “trái tim” thứ 2 của cơ thể…”.

Tin vào quảng cáo về tác dụng như trên, cùng với việc sản phẩm có nguồn gốc từ những nước có nền y học phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc; giá cả sản phẩm lại phù hợp với túi tiền;... nên miếng dán thải độc hiện được nhiều người tin dùng với hy vọng có thể giúp “hút” độc tố từ cơ thể. Tuy nhiên, thực hư về công dụng của những miếng dán này vẫn còn là điều cần quan tâm.

Thực hư công dụng

Hiện nay, trong y học cổ truyền chưa có bằng chứng nào công nhận chất độc từ cơ thể có thể đi qua lòng bàn chân ra ngoài. Lòng bàn chân đúng là nơi tập trung nhiều dây thần kinh, là nơi thể hiện các loại bệnh lý nên trong y học cổ truyền thường có những phương pháp tác động lên gan bàn chân như: day ấn, xoa bóp, bấm huyệt, dùng từ trường... để góp phần chữa bệnh.

Bên cạnh đó, các thành phần trong miếng dán được ghi trên vỏ hộp gồm có: dấm gỗ, dextrin, chitosan, đá tourmaline, bột ngọc trai, silica tinh khiết và axit glycolic. Tuy nhiên, silica thực chất là dạng cát sạch, đá tourmaline, bột ngọc trai đều là thành phần vô cơ; dextrin và chitosan có thể coi là chất keo, tạo độ nhờn dính khi hút ẩm. Thành phần axit glycolic được sử dụng trong ngành mỹ phẩm, hoạt động như một chất tẩy tế bào chết vì độ axit cao, nhưng khả năng hòa tan dễ dàng. Còn thành phần chính của dấm gỗ gồm có: axit acetic, acetone và methanol và các thành phần này cũng không có tác dụng hút chất độc.

Về việc miếng dán đổi màu chỉ là phản ứng giữa mồ hôi vùng da và thành phần của miếng dán tạo nên. Một số người dùng cũng đã tự thử nghiệm bóc một miếng dán để tự nhiên ngoài không khí. Sau một đêm miếng dán vẫn thôi ra màu đen và chất dính giống hệt như khi dán vào gan bàn chân.

Miếng dán chuyển màu đen, nhờn dính sau khi dán vào chân, nhưng liệu đây có phải là độc tố từ cơ thể được "hút" ra?

PGS.TS. Phạm Gia Điền, Viện Hóa học, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, người đã từng thử nghiệm miếng dán và phân tích: sự biến màu của các miếng dán là do phản ứng của miếng dán với độ ẩm, đặc biệt là khi dán miếng dán này lên, đá tourmaline làm ấm nóng gan bàn chân và khiến chân đổ mồ hôi nhiều hơn và miếng dán chuyển thành màu nâu hoặc đen chứ không phải là do nó đã hút được chất độc trong cơ thể.

Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cũng xác nhận, cho đến nay Cục chưa cấp phép lưu hành cho sản phẩm miếng dán giải độc nào. Do đó người tiêu dùng nên cân nhắc thận trọng trước khi tin tưởng vào công dụng "thần kỳ" của những miếng dán này.

Theo Thương Trường

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X