Hotline 24/7
08983-08983

Mệt mỏi, sa sút trí tuệ, điều trị thế nào?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, em hiện rất vô cảm, khó giao tiếp chia sẻ với mọi người, trí tuệ hơi bị sa sút, tinh thần sụt giảm, hơi giảm nhận thức. Hồi đó em bị nhiều chuyện buồn rồi âm thầm chịu đựng, lại có thói quen thủ dâm, nhất là giai đoạn khó khăn đó. Giờ biết tác hại và đã bỏ hoàn toàn rồi. Bác sĩ có cách nào giúp em cải thiện tình trạng để còn giúp đỡ cho bản thân và gia đình không ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Chào em,

Trong cuộc sống vẫn thường có những giai đoạn chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, làm tinh thần bất ổn; những cú sốc tâm lý quá lớn có thể làm cơ thể nhất thời mất kiểm soát, khống chế nổi. Các rối loạn về cảm xúc, tâm lý - tâm thần sẽ kéo theo rối loạn trong sinh hoạt (ăn uống, nghỉ ngơi) và rối loạn hoạt động các cơ quan trong cơ thể, gây ra đủ mọi triệu chứng và khó chịu, càng làm cho tâm lý bất ổn và lo lắng thêm. Đây là 1 vòng xoáy bệnh lý mà gốc rễ nằm ở rối loạn tâm lý - tâm thần trước tiên.

Hiện tại, dù những chuyện buồn đã là "hồi đó" và em cũng không còn thủ dâm để giải tỏa nữa, nhưng di chứng của khoảng thời gian đó vẫn còn đang hiện hữu trong em, cụ thể là em đang bị rối loạn tâm lý tâm thần và không có dấu hiệu tự khỏi được. Em cần được điều trị nghiêm túc và việc điều trị sẽ giúp em mau bình phục hơn.

Tôi không phải là bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, do đó em vẫn cần phải khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để xác định rõ loại rối loạn và điều trị thích hợp.

Để chẩn đoán một người có rối loạn tâm lý - tâm thần mức độ ra sao, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì thì bác sĩ và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau. Bởi vì các bệnh lý tâm thần sẽ có một số triệu chứng chồng lấp với nhau, bác sĩ phải dành thời gian khai nhác bệnh sử kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào và hướng điều trị thích hợp.

Em đừng bị “dị ứng” với từ “tâm thần”, bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu ám ảnh sợ, trầm cảm... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân mà thôi.

Song song đó, em nên sắp xếp thời khóa biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý hơn, hạn chế café, bia rượu, không hút thuốc lá, tập thể dục để giải tỏa năng lượng xấu, có lịch nghỉ phép du lịch ngắn hạn, đi chùa, ngồi thiền, yoga... chọn cái nào phù hợp với bản thân em nhất và áp dụng, kiên trì.

Chỉ có thuốc điều trị kèm tư vấn tâm lý, thay đổi lối sống mới giúp người bệnh vượt qua khó khăn, ổn định lại cuộc sống, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Mệt mỏi, khó chịu khi ở một mình, nên khám ở đâu?

>>Mệt mỏi, chán nản, nhanh quên, thích một mình... triệu chứng bệnh trầm cảm?

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X