Hotline 24/7
08983-08983

Mệt mỏi, đau đầu cổ, xương khớp, nên khám ở khoa nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Tôi có làm xét nghiệm sâu tại Medic Hòa Hảo - Tên xét nghiệm: EBV VCA IgG - Kết quả: POS>200 U/mL - Khoảng tham chiếu (<10 U/mL). Bác sĩ tại Hòa Hảo chỉ định chụp MRI đầu cổ, bác sĩ tại Bệnh viện Tai Mũi Họng chỉ định chụp CT vùng đầu cổ - tất cả đều bình thường, xét nghiệm EBV VCA IgG của tôi luôn dương tính và vượt ngưỡng đã 7 tháng. Hiện tại người tôi rất mệt, đau triền miên vùng đầu cổ, xương khớp. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi nên đi khám khoa nào, bệnh viện nào, có cần phải mang theo phim chụp CT, MRI, xét nghiệm máu không? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Đau nhức xương khớp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau nhức xương khớp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Virus Epstein-Barr (EBV) hay còn gọi là Herpes virus 4 ở người là loại gamma virus, phổ biến đến mức khoảng 90% người trưởng thành trên thế giới đã từng bị nhiễm và có kháng thể chống lại loại virus này. Xét nghiệm EBV IgG dương tính cho thấy bạn đã từng bị nhiễm virus nên trong máu còn lưu hành kháng thể chống bệnh. Vậy nên bạn không cần phải lo lắng.

Tình trạng đau cổ, xương khớp có thể do một nguyên nhân về cơ xương khớp hoặc thần kinh, bạn nên tới bệnh viện có 2 chuyên khoa này để bác sĩ khám trực tiếp và chỉ định xét nghiệm tầm soát thêm bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Vận động thể chất được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, nếu lựa chọn các loại hình tập luyện không phù hợp hay chấn thương thể thao xảy ra, tình trạng đau nhức xương khớp sẽ bộc phát.

Đau nhức xương khớp cũng có thể xuất hiện do tình trạng loãng xương hay các bệnh lý cơ xương khớp khác gây nên. Các trường hợp này thường rất nghiêm trọng và xảy ra phổ biến ở những người trưởng thành. Nếu đau nhức xương khớp kéo dài dai dẳng, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và chữa trị kịp thời.

Khi mắc phải chứng đau xương khớp, bạn cần điều chỉnh và hạn chế lại chế độ luyện tập thể thao của mình. Trong giai đoạn này, xương cần được nghỉ ngơi và hồi phục chức năng. Việc tiếp tục vận động thể chất quá sức sẽ khiến xương chịu nhiều thương tổn và kéo dài thời gian bình phục.

Cân bằng vận động thể chất không có nghĩa là bạn dừng hẳn việc tập luyện bất kỳ môn thể thao nào. Nếu không vận động trong thời gian dài, nguy cơ cứng khớp xương là rất lớn. Vận động với những bài tập thích hợp và cường độ vừa phải, trái lại, giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức xương khớp.

Bạn nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng hoặc những môn không gây áp lực lên vùng tổn thương. Đồng thời, bạn cần lưu ý không nên chạy bộ cho đến khi cơn đau khỏi hẳn.

Bạn cần tránh các môn thể thao như karate, bóng rổ, bóng đá và tham gia những môn thể thao như bơi lội, đánh golf hay đạp xe.

Những tác động tiêu cực của chứng đau nhức xương khớp gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, vì vậy bạn không nên lơ là các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là các liệu pháp giảm đau nhức phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

- Chườm lạnh giúp giảm sưng và làm dịu cơn đau;
- Sử dụng các loại thuốc  giảm đau như nhóm thuốc kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) có tác dụng giảm đau và viêm dưới hướng dẫn của bác sĩ;
- Nếu bệnh vẫn không thuyên giảm sau nhiều ngày, bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân sâu xa và điều trị kịp thời triệu chứng bệnh.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X