Hotline 24/7
08983-08983

Mệt mỏi, bủn rủn tay chân, lo lắng quá mức... có phải em mắc bệnh nguy hiểm?

Câu hỏi

Chào BS, Em bị lo lắng sợ hãi quá mức từ tháng 8/2017. Em có khám ở BV Tâm Thần vào tháng 9/2017, kết luận em bị rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm, uống thuốc được 1 tháng thấy giảm nhiều nên em ngưng, 1 tháng sau em bị lại. Đến giữa tháng 1/2018 em bị giật cơ rải rác khắp cơ thể từ mặt đến ngón chân (nhiều khi cầm đồ mà ngón tay em bị run run). Em có đi khám ở BV Nhân dân 115, ĐH Y dược dùng búa khám nói em bị rối loạn lo âu. Em uống thuốc thì giật cơ có giảm nhưng khi lo lắng là bị lại (em hay lo lắng và sợ bệnh). Nhiều khi em vươn vai ưỡn người hay ho liên tục thì cơ giật giật. Có hôm lo lắng quá ngủ mà tay chân em giật bắn lên kèm theo hồi hộp, cuối năm ngoái em bị tim đập nhanh, hay đau vùng trước tim, co khi người co rút lại khi ngủ. Hiện tại trưa chiều là em bị hơi chóng mặt buồn nôn. Nhiều lúc em thấy bàn tay hơi nóng, tê đầu ngón tay út nhưng hiện tại đã hết. Hiện giờ em thấy người dễ mệt mỏi, tay chân bứt rứt bủn rủn, nhức khớp tay cùi chỏ với ngón tay. Em thấy cơ bắp giống như cứng cứng, dễ bị chuột rút, nhiều khi xoay người cũng bị chuột rút thỉnh thoảng kèm giật cơ, hiện tại em hít đất 200 cái/ngày. Xin hỏi BS em có bị bệnh gì nguy hiểm không ạ? Xin cám ơn.

Trả lời
Rối loạn lo âu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Rối loạn lo âu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Những dấu hiệu em mô tả cho thấy căn nguyên bệnh lý của em nằm ở vấn đề tâm thần kinh hơn là bệnh lý do tổn thương thực thể. Co giật tâm lý là khi cơ thể có những biểu hiện bất thường về hành vi, vận động, cảm giác tương tự như bệnh động kinh, mà không xuất phát từ sự phóng điện bất thường của vỏ não. Nguyên nhân do trầm cảm, rối loạn stress, rối loạn lo âu, sang chấn tâm lý…

Rối loạn lo âu là một bệnh lý khá nặng nề, làm cho chất lượng cuộc sống suy giảm: người bệnh trở nên khốn khổ, mệt mỏi, nếu không được điều trị kịp thời sẽ đến trạng thái trầm cảm, bi quan và nặng nề hơn là ý tưởng tự sát.

Bệnh nhân thường nhầm lẫn và đi khám ở BS đa khoa trước khi đến điều trị tại chuyên khoa tâm thần. Thậm chí có những bệnh nhân khi đã được chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn lo âu lan tỏa vẫn còn hoài nghi và đi khám thêm nhiều chuyên khoa khác nữa.

Việc điều trị cần kết hợp giữa dùng thuốc và liệu pháp tư vấn tâm lý nhằm giúp bệnh nhân giải quyết các lệch lạc về nhận thức và các tiếp cận hành vi, nhằm cải thiện triệu chứng cơ thể. Thời gian điều trị thường phải kéo dài từ 6-12 tháng, nếu tự ý ngưng thuốc, bệnh rất dễ tái phát và nặng hơn.

Do đó em nên tiếp tục tái khám và tuân thủ điều trị của BS chuyên khoa Tâm thần kinh để điều trị dứt điểm bệnh em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Rối loạn lo âu có chữa khỏi bằng thuốc?

>> Nguyên nhân gây rối loạn lo âu?

Hội chứng rối loạn lo âu hay rối nhiễu lo âu là rối loạn đặc trưng bởi sự lo lắng thái quá và căng thẳng thường xuyên mà không có lý do rõ ràng. Những trải nghiệm cảm xúc lo lắng, sợ hãi thái quá này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chức năng của và cuộc sống của người bệnh.

Rối loạn lo âu bao gồm rối loạn lo âu toàn thể, hội chứng sợ xã hội, rối loạn lo âu phân ly và rối loạn đặc hiệu. Bạn có thể mắc một hoặc nhiều rối loạn cùng lúc. Nhưng dù là bất kể dạng rối loạn nào thì cũng cần được điều trị ngay.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X