Hotline 24/7
08983-08983

Mẹo phân biệt và bảo quản cà phê sạch của cô gái Tây Nguyên

Thùy Trang là chủ một trang trại cà phê sạch ở Kon Tum, chia sẻ cà phê khi pha có màu cánh gián, vị đắng tự nhiên không chát, khét.

Chị Thùy Trang 34 tuổi, hơn 10 năm qua trồng và chế biến cà phê sạch ở Măng Đen, Kon Tum. Theo chị Trang: "Cà phê sạch đầu tiên là phải được trồng sạch, tức không sử dụng phân hóa học mà chỉ dùng phân vi sinh để bón và cung cấp đầy đủ nước cho cây sinh trưởng, phát triển bình thường".

Sau đó, cà phê sạch được chế biến từ 100% hạt cà phê nguyên chất không pha trộn bất kỳ loại tạp chất nào như bắp, đậu nành, đậu đen... và các chất hóa học tạo hương liệu, tạo màu. Cà phê được ủ, rang hoặc chế biến ở nhiệt độ phù hợp mà vẫn giữ được vị đậm đà, sâu lắng.

Chị Thùy Trang với nụ cười rạng rỡ. Ảnh: Thùy An

Chị Trang chia sẻ, có rất nhiều đặc điểm để phân biệt cà phê sạch với cà phê sử dụng hương liệu nhân tạo. Theo đó, hương vị cà phê chuẩn có mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu, đậm đà. Khi xay, hạt cà phê luôn mịn màng, không có tạp chất pha lẫn. Khi pha, cà phê có màu cánh gián chứ không đen và sánh như cà phê khác. Đặc biệt, mỗi loại cà phê có vị đắng khác nhau nhưng hầu hết cà phê sạch đều giữ được vị đắng tự nhiên, không chát, không khét ở đầu lưỡi.

Ly cà phê do chị Thùy Trang xay và pha. Ảnh: Thùy An

Ngoài ra, cách bảo quản cà phê cũng vô cùng quan trọng để giữ hương vị thơm ngon và an toàn. Bà chủ trang trại khuyên: "Luôn đựng cà phê trong hộp sạch và kín để không bị bay mùi ra môi trường bên ngoài. Tránh cho cà phê tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh để không làm hỏng". Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản cà phê là 20-25oC.

Giá cà phê sạch hiện nay có thể lên đến vài triệu đồng một kg. 

Theo Thùy An - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X