Hotline 24/7
08983-08983

Mẹ cần lưu ý: Thuốc tây và bệnh vặt ở trẻ nhỏ

Khi đọc hướng dẫn sử dụng thuốc thường phụ huynh rất sợ tác dụng phụ nên có lúc không dám uống dù là có toa của bác sĩ. Một số thuốc hướng dẫn không dùng cho trẻ nhỏ thật ra không phải là không dùng được mà tùy vào liều, tùy vào dạng thuốc (gói, siro, viên): cái này bác sĩ mới biết.

Thuốc chữa bệnh vặt thường là thuốc chữa triệu chứng: ho thì uống giảm ho, sốt thì uống giảm sốt, ói thì uống chống ói…

Vì triệu chứng bệnh vặt có thể làm trẻ khó chịu, bỏ ăn , bú không được, ngủ không được nên bệnh khó hết và càng nặng thêm.
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Sốt

Dùng khi trẻ sốt trên 38-38,5 độ, hay khi trẻ khó chịu, trẻ đã từng co giật do sốt càng phải uống ngay.

Thuốc uống ngấm nhanh và tốt hơn thuốc nhét hậu môn.

Có bé chịu paracetamol ( liều 10-15 mg cho 1 ký cân nặng mỗi 4-5 tiếng), có bé hợp ibuprofen (liều 6-10 mg cho 1 ký cân nặng mỗi 6-8 tiếng.

Tự nhiên phát sốt

Uống hạ sốt nếu trên 38,5 , sốt trên 48 h hay lừ đừ, nôn ói nhiều thì đi khám.

Thuốc uống tác dụng nhanh hơn thuốc nhét hậu môn, liều thuốc là paracetamol 10-15 mg cho 1 ký cân nặng.

Sổ mũi

Nhỏ mũi nước muối sinh lý, làm bấc sâu kèn, bôi dầu lòng bàn chân coi lại phòng có hầm, coi lạnh không, cần hút thì nhỏ 2-3 giọt xong mẹ súc miệng hút cho bé xong nhỏ lại 1 giọt, nếu trẻ ho uống thuốc ho thảo dược astex hay prospan hay tự làm, không bớt đi khám vì hết chiêu rồi.

Nghẹt mũi làm trẻ khó ngủ khó bú thì nhỏ mũi trước bú và trước ngủ, ngủ đầu cao chút.

Đàm nhiều thì bú nhiều, uống đủ nước để đàm loãng ra và tiêu đi. Uống thuốc long đàm nên có chỉ định của bác sĩ vì tự uống long đàm có thể làm ho thêm.

Mũi thì nhỏ nước muối sinh lý sau tắm và đi đâu về hay khi nghẹt mũi, mắt, tai không cần nhỏ thường xuyên.

Làm bấc loa kèn: Để lấy nước mũi ra là tốt nhất lấy khăn giấy, loại giấy không dễ bở nhé, cuốn 1 đầu to, một đầu nhỏ. Đầu nhỏ cỡ nào tùy mũi bé, để nhẹ đầu nhỏ vào mũi, nước mũi sẽ ngấm vào giấy rồi kéo nhẹ ra. Khi làm bấc thì cho trẻ chơi với cái bấc trước.

Hiện nay có loại thuốc gây co mạch nồng đó thấp nhất Xylometazoline hydrochloride có thể dùng khi bé quá nghẹt mũi nhưng không dùng quá 5 ngày.

Ho

Thuốc ho chế biến từ thảo dược thường an toàn, uống thuốc ho thảo dược astex hay prospan hay tự làm.

Các bài thuốc chữa ho dân gian dùng được nếu sạch.

Các thuốc ức chế làm giảm ho thường là trẻ trên 16 tháng tuổi mới dùng được khi cần.

Tiêu chảy

Hiện nay chính vẫn là bù nước, nếu không tiêu nhiều thì bú nhiều , uống nước thường, cần thì mới oresol.

Vài loại thuốc được công nhân giảm lượng nước trong phân và số ngày đi tiêu như: diosmetic (smecta),Racecadotril (hidrasec).

Thường cũng được dùng kẽm 2 tuần nhưng rất khó uống.

Ói, sọc

Khi cần có thể dùng cốm xitrina hay Domperidone (motilium) nhưng phải đúng liều

Thuốc bổ

Đôi khi bác sĩ không biết cho thuốc gì, từ xa lặn lội đi khám, khám mà không cho thuốc cũng kỳ nên cho thuốc bổ.

Phụ huynh nên có thói quen khi không cần thì không dùng thuốc bổ.

Kháng sinh

Rất khó thay đổi quan niệm hiện nay: Không phải kháng sinh càng mới là càng tốt.

Không có kháng sinh mạnh hay kháng sinh yếu: chỉ có kháng sinh chữa đúng bệnh.

Phụ huynh nên tập dần thói quen không dùng kháng sinh khi không cần, khi cần dùng kháng sinh đơn giản nhất, cũ nhất mà chữa được bệnh.

Đa số phụ huynh đi khám bệnh, ngoài chữa bệnh thì tìm sự an tâm cho trẻ là chính: Nếu an tâm thì sụt sịt 5-7 ngày cũng thấy nhanh, từ từ hết. Không an tâm thì 2-3 ngày chưa hết cũng rối lên.

BS Trương Hữu Khanh

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X