Hotline 24/7
08983-08983

Mặt trái của tình yêu

Chuyên gia Brian Earp và các đồng nghiệp từ Trung tâm Thần kinh học Oxford, Đại học Oxford, Anh cho rằng con người khi yêu đều dễ dàng bị gây nghiện. Nghiện người khác không phải là bệnh mà đơn giản là bản năng vốn có ở con người và đôi khi hơi quá mức.

Hầu hết người yêu nhau dưới 6 tháng có nồng độ hormone căng thẳng cortisol cao hơn. Sau một năm, nó sẽ trở lại bình thường. Nồng độ cortisol cao có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nó làm tăng nguy cơ cao huyết áp và bệnh tiểu đường tuýp 2. Cortisol quá mức có thể làm suy giảm chức năng não, trí nhớ.

Tình yêu có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe, giúp giảm huyết áp, căng thẳng, cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nó cũng mang lại nhiều ảnh hưởng tâm lý tiêu cực, theo Medical News Today.

Tình yêu và hormone gây căng thẳng

Tình yêu tạo nên một hợp chất hóa học trong não bộ con người. Nó hoạt động như chất dẫn truyền thần kinh oxytocin mà cơ thể giải phóng mỗi khi rơi vào trạng thái mê đắm. Thông thường, cơ thể giải phóng chất này khi quan hệ hay có tiếp xúc cơ thể làm giảm căng thẳng và lo lắng. Oxytocin chỉ tăng đáng kể sau một năm đầu yêu nhau và giúp củng cố mối quan hệ lâu dài.

Ảnh: PS

Gây suy nhược

Năm 1979, nhà tâm lý học Dorothy Tennov đưa ra thuật ngữ "Limerence" để mô tả sự suy nhược do tình yêu. Dorothy định nghĩa "limerence" là một trạng thái mãnh liệt, say đắm khi yêu khiến con người cảm thấy bị ám ảnh và phụ thuộc vào cảm xúc của đối tác. Đây có thể gọi là bệnh "rối loạn tâm thần".

Một số dấu hiệu của chứng rối loạn tâm thần khi yêu như nảy sinh ham muốn xâm hại, phụ thuộc, sợ hãi, ngại ngùng... Nó cũng là nguyên nhân dẫn đến tự tử, ly dị, giết người. Những người từng trải qua tình trạng này thường có cảm giác hận thù bản thân và có xu hướng tự trách mình vì không thể rũ bỏ cảm giác mất kiểm soát.

Gây nghiện

Tiến sĩ Helen Fisher, Đại học Indiana, thực hiện một nghiên cứu thông qua việc quét não người bằng máy chụp cộng hưởng từ chức năng.

Nghiên cứu cho thấy hoạt động của não cao ở những khu vực liên quan đến cảm giác nghiện cocaine, cảm giác "được và mất", điều tiết cảm xúc. Thí nghiệm góp phần giải thích các hành vi liên quan đến sự từ chối trong tình yêu như thay đổi tâm trạng, tham ái, ám ảnh, ép buộc, bóp méo hiện thực, lệ thuộc cảm xúc, thay đổi tính cách, chấp nhận rủi ro và mất tự chủ.

Nghiện yêu cũng được xếp chung với các chứng nghiện hành vi khác như rối loạn cờ bạc, nghiện tình dục, nghiện làm việc, nghiện công nghệ...

Chuyên gia Brian Earp và các đồng nghiệp từ Trung tâm Thần kinh học Oxford, Đại học Oxford, Anh cho rằng con người khi yêu đều dễ dàng bị gây nghiện. Nghiện người khác không phải là bệnh mà đơn giản là bản năng vốn có ở con người và đôi khi hơi quá mức.

Do đó, khi một người có cảm xúc tình yêu quá mức cần được quan tâm để giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực trong lối sống và hành vi.

Theo VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X