Hotline 24/7
08983-08983

Mắt thường xuyên trợn ngược lên trời, bệnh gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Mắt tôi thường xuyên bị trợn ngược lên trời, không điều khiển mắt nhìn xuống được. Xin hỏi tôi bị bệnh gì?

Trả lời
Hiện tượng mắt trợn ngược. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hiện tượng mắt trợn ngược. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Đảo mắt hay còn gọi là vận nhãn do 6 nhóm cơ vận nhãn điều khiển, hoạt động của các cơ này do thần kinh vận nhãn chi phối. Do đó, hiện tượng trợn ngược mắt lên không điều khiển xuống được là do bất thường về thần kinh vận nhãn này. Nguyên nhân có thể rất đa dạng, có thể do viêm.

Bạn cần khám chuyên khoa Nội thần kinh để tìm nguyên nhân và điều trị bạn nhé!

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Có ba đôi dây dây thần kinh điều khiển các cơ vận động mắt đó là: Dây thần kinh số 3, dây thần kinh số 4 và dây thần kinh số 6. Mỗi đôi dây thần kinh đảm nhận chức năng vận động riêng.

* Dây thần kinh số 3

Dây thần kinh số 3 hay còn gọi là dây thần kinh vận nhãn chung, xuất phát từ cuống não đến chi phối cơ mắt trừ cơ thẳng ngoài và cơ chéo lớn, ngoài ra còn chi phối chi phối cơ nâng mi. Nhánh phó giao cảm gây co đồng tử, chi phối cơ thể mi tham gia và điều chỉnh tiêu tự khi nhìn xa - gần.

Liệt thần kinh số 3 có thể gây nên các triệu chứng sau:

- Sụp mi mắt.

- Mắt lác ngoài.

- Hạn chế vận nhãn vào trong, lên trên và xuống dưới.

- Giãn đồng tử và giảm điều tiết.

Nguyên nhân gây liệt dây III bao gồm: Chấn thương, u não, biến chứng tiểu đường, phình đạ mạch máu não …

* Dây thần kinh số 4

Dây thần kinh số 4 bắt nguồn từ trung não, chạy vào ổ mắt, chi phối cơ chéo to, vận động đưa mắt ra ngoài, xuống dưới. Liệt dây thần kinh số 4 có thể gây ra các triệu chứng: Lác, song thị, vẹo đầu cổ.

- Liệt dây thần kinh IV một bên: Liệt dây IV một bên gây lác lên trên, độ lác tăng khi mắt liệt liếc vào, độ lác giảm khi đầu nghiêng về phía bị liệt. Do đó, nếu mắt phải bị liệt dây thần kinh số 4 thì sẽ bị lác lên trên và độ lác tăng dần khi liếc mắt nhìn sang trái hoặc đầu nghiêng sang phải và ngược lại. Liệt dây thần kinh số 4 cũng gây lác xoáy ra ngoài với độ lệch khoảng 10 độ. Mắt bị liệt có động tác xoay quanh trục thị giác ra ngoài. Trong một số ít trường hợp soi đáy mắt thấy có hiện tượng toàn bộ đáy mắt bị xoắn.

Vì người bị liệt dây thần kinh 4 thường nghiêng đầu để nhìn dẽ hơn, thói quen này lâu ngay sẽ gây ra tật lệch vẹo cổ, cột sống. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 4 nào cũng bị tật này.

- Liệt dây thần kinh IV hai bên: Liệt dây thần kinh số 4 hai bên khó xác định hơn. Nhận biết bằng cách quan sát mắt trái lác lên khi nhìn sang phải, còn mắt phải lác lên khi nhìn sang trái. Hoặc cả hai bên bị lác vào trong và độ lác tăng khi nhìn xuống. Liệt dây thàn kinh số 4 hai bên có thể  gây lác xoáy ngoài đến 25 độ.

Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 4: Chấn thương, u não, phẫu thuật, biến chứng tiểu đường, phình đạ mạch máu não, tai biến mạch máu não…

* Dây thần kinh số 6

Dây thần kinh số 6 đi từ rãnh hành đến cầu ra trước và vào ổ mắt, phân nhánh vào cơ thẳng ngoài, có chức năng đưa nhãn cầu ra ngoài. Tổn thương dây số 6 gây nên các triệu chứng sau:

- Song thị ngang, song thị này tăng thêm khi nhìn về phía cơ liệt.

- Mắt lác trong: Do liệt cơ thẳng ngoài.

- Hạn chế vận nhãn ra ngoài, mắt cảm thấy lờ đờ, nhãn cầu chuyển động chậm không kịp khi nhìn theo vật chuyển động.

- Tư thế bù trừ: Mặt ngoảnh sang bên cơ liệt để tránh song thị.

Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 6: Chấn thương, u não, phẫu thuật, biến chứng tiểu đường, phình đạ mạch máu não, tai biến mạch máu não…

Khi tổn thương dây thần kinh số 3, 4, 6 chúng ta nên tìm nguyên nhân để có phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn bao gồm: Điều trị theo Tây y, điều trị theo Đông y (uống thuốc, châm cứu hoặc uống thuốc kết hợp châm cứu).

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X