Hotline 24/7
08983-08983

Mất ngủ triền miên, lo âu căng thẳng, hồi hộp... biểu hiện bệnh gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Tôi có tiền sử mắc bệnh đau dạ dày và suy nhược thần kinh, nhưng không đến nỗi mất ngủ và mệt mỏi. Gần 2 tháng nay, tôi bị mất ngủ triền miên, hoảng sợ, suy nghĩ, lo âu căng thẳng, kèm theo biểu hiện hay hốt hoảng, thấp thỏm, tim hồi hộp, hay quên, chân tay bủn rủn, ăn uống không được, sắc da không tươi nhuận, cả đêm không ngủ được, hoặc lúc ngủ lúc thức. Tôi đã sử dụng nhiều loại thuốc kể cả Đông y và Tây y nhưng vẫn không hết tình trạng này. Tôi thật sự rất lo lắng. Mong bác sĩ giúp tôi hiểu thêm về chứng bệnh của mình.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

rối loạn giấc ngủ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
rối loạn giấc ngủ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Theo thông tin bạn chia sẻ thì tôi không nghĩ là bạn chỉ bị đơn thuần là suy nhược thần kinh, mà nếu trị không đúng bệnh thì dù thuốc Đông y hay Tây y đều không thể giúp bạn khỏe hẳn được. Các vấn đề nhỏ của bạn có vẻ xuất phát điểm từ 1 vấn đề lớn chính, đó là rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, đây là một bệnh lý thuộc về nhóm rối loạn tâm lý - tâm thần, mà chuyên ngành chuyên điều trị nhóm bệnh lý này là chuyên khoa Tâm thần.

Bạn đừng vội hiểu lầm ý tôi nói bạn bị “tâm thần” như theo cách hiểu của đa phần người dân về ngành học Tâm thần, theo phân ngành y khoa, bác sĩ Tâm thần là người chuyên trị các rối loạn thuộc về tinh thần, trong đó thường gặp là trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ...chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay - dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Để chẩn đoán một người bị rối loạn tâm thần dạng gì, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì thì bác sĩ chuyên khoa Tâm thần và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau, dành thời gian khai nhác bệnh sử kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào, đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra rối loạn tâm thần (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…). Thông tin trên mạng chỉ mang tính tham khảo, chung chung, bác sĩ được đào tạo chuyên môn mới có khả năng chẩn đoán đúng bệnh và mức độ của bệnh. Bệnh tâm thần là bệnh có thể điều trị được.

Vì thế, theo tôi tốt nhất bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để được chẩn bệnh và điều trị thích hợp (bao gồm cả thuốc và tâm lý trị liệu) sẽ giúp cho bạn mau khỏe hơn.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Rối loạn giấc ngủ là tình trạng cận giấc ngủ khi bạn thường xuyên gặp ác mộng. Nếu bạn thỉnh thoảng nằm mơ gặp ác mộng, điều đó hết sức bình thường. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp ác mộng thường xuyên đến mức bạn sợ phải đi ngủ hoặc phải thức giấc nhiều lần trong đêm nếu mắc bệnh rối loạn giấc ngủ. Ác mộng liên quan đến những nguy hiểm tự nhiên  khiến bạn sợ hãi trong lúc mơ hoặc cũng có thể là những đau khổ hay cảm xúc tiêu cực.

Ác mộng thường xảy ra trong giai đoạn mắt di chuyển nhanh (REM) của giấc ngủ. Khi bạn tỉnh giấc, bạn có thể nhớ được những chi tiết của cơn ác mộng khá rõ ràng. Những triệu chứng thường gặp của rối loạn giấc ngủ là:

- Bạn cảm thấy giấc mơ rất thật và đáng sợ;
- Bạn mơ thấy những mối nguy hiểm khiến bạn bị đe dọa;
- Giấc mơ khiến bạn tỉnh giấc và ngăn không cho bạn ngủ tiếp;
- Khi thức giấc bạn cảm thấy lo âu, sợ hãi, cảm thấy bị khủng bố, giận dữ, xấu hổ hoặc căm thù;
- Bạn vã mồ hôi hoặc tim đập nhanh, nhưng không thể ra khỏi giường;
- Bạn có thể suy nghĩ tỉnh táo và nhớ rõ các chi tiết cụ thể của giấc mơ;
- Giấc mơ xảy ra gần cuối của giấc ngủ.

Phần lớn các trường hợp, các chuyên gia sẽ giúp bạn để có thể ngủ lại bình thường. Một số phương pháp để điều trị bệnh, bao gồm:

- Hướng dẫn y học: một liệu pháp giúp bạn xác định suy nghĩ và cảm xúc để chỉ ra những nguyên nhân gây ác mộng;
- Hệ thống desensitization: phương pháp này giúp mặt bạn phản ánh cảm xúc dễ dàng hơn;
- Kiểm soát căng thẳng: kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống bằng liệu pháp thư giãn có thể giúp bạn giảm những cơn ác mộng;
- Sử dụng thuốc: đây là cách không thường dùng trong điều trị ác mộng, những vẫn có thể được gợi ý nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Tạo sự thoải mái. Ngủ bên cạnh ai đó có thể khiến bạn an tâm hoặc tìm cách thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ;
- Nói về những giấc mơ và hãy nhớ rằng những giấc mơ thường không có thật;
- Kiểm soát căng thẳng;
- Tưởng tượng ra một cái kết khác cho cơn ác mộng bạn gặp phải;
- Tạo sự an toàn. Để đèn phòng sáng hoặc mở cửa có thể giúp bạn không gặp ác mộng.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X