Hotline 24/7
08983-08983

Mất ngủ, trầm cảm dễ dẫn đến tự sát

Mất ngủ vừa là triệu chứng, vừa là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Theo thống kê từ các viện tâm thần, hơn 50% bệnh nhân trầm cảm có ý định tự sát,15-20% trong số đó đã tự sát thành công.

Tình trạng mất ngủ khiến trầm cảm tăng nặng

Năm 1962, người hâm mộ điện ảnh thế giới chấn động trước tin Marilyn Monroe, nữ minh tinh nổi tiếng của Hollywood đã tự vẫn tại nhà riêng khi ở tuổi 36. Trước đó, người ta thấy cô trong tình trạng ốm yếu, xanh xao, mệt mỏi kiệt quệ, “nghiện” sử dụng những viên thuốc kê đơn để thoát khỏi trầm cảm và dễ ngủ hơn. Và rồi, cô cũng từ bỏ cuộc đời của mình bởi những viên thuốc kịch độc đó.

Cách đây 2 năm, Kim Jong-Huyn - nam idol bạc mệnh của nhóm nhạc đình đám SHINee (Hàn Quốc), trước khi tự tử vì trầm cảm cũng thường than phiền về chứng mất ngủ kinh niên mà anh gặp phải. Qua tiết lộ của người bạn thân, Jong-Huyn không thể nào ngủ được nếu thiếu thuốc ngủ và điều đó làm anh khổ sở cùng cực. Khi hai người gặp nhau, Jong-Hyun thường xuyên nói đến cái chết. Điều đó đã trở thành hiện thực khi ở tuổi 27, anh tự sát tại phòng làm việc bằng khí độc.

Theo các chuyên gia, trầm cảm là bệnh lý có diễn biến rất phức tạp và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ban đầu có thể là cảm xúc buồn bã, mệt mỏi trong cơ thể, mất ngủ, khó ngủ, gặp nhiều ác mộng... Dần dần tiến đến tâm trạng trống rỗng, tuyệt vọng, thay đổi khẩu vị, mất ngủ dai dẳng, thất vọng về bản thân, dễ kích động, cáu gắt, vui buồn bất chợt và vô lý, muốn giã từ cuộc sống...

Mất ngủ cũng là một nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Nguy hiểm hơn, nhiều người cho rằng trầm cảm không phải là bệnh, do đó không thăm khám và điều trị kịp thời khi có những dấu hiệu đầu tiên như buồn chán, mệt mỏi kéo dài, mất ngủ… dẫn đến bệnh trầm trọng hơn, rất khó để trị dứt điểm.

Các thống kê cho thấy, hầu hết người bị trầm cảm đều có rối loạn giấc ngủ (như khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, gặp ác mộng, thức dậy sớm hoặc muộn và mệt mỏi, uể oải…). Đây không chỉ là các dấu hiệu chỉ điểm của trầm cảm, mà theo nghiên cứu của giáo sư Daniel Freeman (Đại học Oxford), mất ngủ còn là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý nguy hiểm này.

Theo nghiên cứu, khi phải vật lộn hàng giờ để có thể chìm vào giấc ngủ, những người trẻ thường tìm đến thiết bị công nghệ, dần dần sa đà vào các phương tiện giải trí đó mà quên hẳn giấc ngủ, khiến mất ngủ trầm trọng hơn. Mặt khác, mất ngủ khiến nhiều người có xu hướng nghĩ về các áp lực, chuyện tiêu cực, bồn chồn, lo lắng, dễ gặp ảo giác, ác mộng... Nếu tình trạng này kéo dài mà không được giải quyết sẽ dẫn tới trầm cảm và tăng nặng theo thời gian, khiến họ suy nghĩ lệch lạc, sợ hãi, hoang tưởng, thậm chí suy nghĩ đến cái chết.

Do đó, “một giấc ngủ ngon sẽ là bước đầu tiên và tối quan trọng để giải quyết các vấn đề tâm lý và cảm xúc, đặc biệt là trầm cảm” - giáo sư Freeman nhấn mạnh.

Bí quyết để có giấc ngủ ngon, tránh trầm cảm

Khi mất ngủ, thần kinh bị suy nhược, nhiều người vội vã tìm đến các loại thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm để được ngon giấc, bớt lo âu. Tuy nhiên, đây lại là nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ nhất, điển hình như buồn nôn, táo bón, khô miệng, rối loạn tình dục, khiến tim đập nhanh, dễ bị lệ thuộc vào thuốc... Nguy hiểm hơn, chúng có thể gây ngộ độc dẫn đến chết người như trường hợp đáng tiếc của Marilyn Monroe.

Theo các chuyên gia, để có một giấc ngủ ngon, tránh xa trầm cảm, loại bỏ ý nghĩ tự sát, phải tìm ra được nguyên nhân của tình trạng mất ngủ, trầm cảm. Phần lớn các nguyên nhân bên ngoài đến từ áp lực công việc, học tập, áp lực thành công, lối sống thiếu khoa học, lạm dụng thiết bị công nghệ, mạng xã hội… Những việc này có thể điều chỉnh bằng những hành động cụ thể.

Trước hết, không nên làm việc quá sức và hạn chế “dính chặt” vào mạng xã hội, internet; cố gắng duy trì thời gian để trò chuyện trực tiếp với người xung quanh, giao lưu giải trí với mọi người ở ngoài đời; đi du lịch, tham gia các hoạt động xã hội; luyện tập thể dục thể thao… để tinh thần được khỏe khoắn, ngủ ngon hơn và giảm bớt những cảm xúc tiêu cực.

Tạo thói quen ngủ nghỉ hợp lý, đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định trong ngày. Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát và sạch sẽ. Hạn chế sử dụng trà, cà phê, chất kích thích… và tắt các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính, tivi…) trước khi đi ngủ 1 giờ. Nếu không thể ngủ được sau 30 phút, bạn nên ra khỏi giường, di chuyển đến một phòng khác và thực hiện một hoạt động thư giãn nào đó như nghe nhạc, đọc sách, thiền…

Đặc biệt, các nghiên cứu mới đây cho thấy, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do đang là xu hướng mới, hiệu quả từ gốc và an toàn để kiểm soát mất ngủ, đau đầu, hay quên, rối loạn cảm xúc, trầm cảm và nhiều bệnh lý thần kinh, mạch máu não khác.

Khi gốc tự do sản sinh nhiều trong cơ thể, chúng sẽ tấn công tiêu diệt các tế bào thần kinh và phá huỷ các dẫn truyền thần kinh; đồng thời tấn công thành mạch máu, tạo các mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch, gây thiếu máu lên não, từ đó xuất hiện tình trạng mất ngủ, đau đầu, rối loạn cảm xúc...

Qua nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện 2 hoạt chất quý: Anthocyanin, Pterostilbene từ Blueberry (có trong OTiV) có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do gây hại cho cơ thể một cách vượt trội.

Đặc biệt hơn, khi Blueberry được kết hợp với Ginkgo Biloba sẽ giúp tăng thêm khả năng nuôi dưỡng tế bào thần kinh, tăng cường máu lên não, giúp não hoạt động trơn tru. Nhờ đó, chức năng thần kinh được phục hồi, giấc ngủ được cải thiện và giảm lo âu, stress, ngăn ngừa trầm cảm hiệu quả.

Xem thêm video: Giải pháp mới giúp chống gốc tự do, cải thiện mất ngủ, giảm lo âu hiệu quả

Hoàng Hoa

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X