Hotline 24/7
08983-08983

Mất ngủ, lo âu, hồi hộp, tim đập nhanh, phải khám như thế nào?

Câu hỏi

Chào BS, Tôi bị mất ngủ, lo âu, hồi hộp, tim đập nhanh, có đi khám nhiều nơi khác nhau, uống thuốc thì hết, không uống thì bị lại. Không biết phải khám sao? Tôi rất lo, mong BS tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn nhiều.

Trả lời
Mất ngủ lo âu thuộc về nhóm bệnh lý tâm thần. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Mất ngủ lo âu thuộc về nhóm bệnh lý tâm thần. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Triệu chứng của bạn gồm 2 nhóm triệu chứng chính, một là mất ngủ lo âu thuộc về nhóm bệnh lý tâm thần, hai là hồi hộp tim đập nhanh thuộc về nhóm nhịp tim học.

Để điều trị được bệnh của bạn thì BS sẽ cần xác định xem việc mất ngủ lo âu là nguyên nhân dẫn đến hồi hộp tim đập nhanh, hay là hồi hộp tim đập nhanh gây cho bạn lo âu, mất ngủ; và có bệnh lý toàn thân nào gây cùng lúc 2 nhóm bệnh này không (ví dụ như cường giáp). Vì thế, bạn cần khám chuyên khoa Tim mạch trước để loại trừ bệnh lý tim mạch, nội tiết… gây lo âu mất ngủ. Nếu BS Tim mạch khẳng định chính mất ngủ lo âu là nguyên nhân dẫn đến hồi hộp tim đập nhanh; thì bạn cần khám BS chuyên khoa Tâm thần để điều trị chứng mất ngủ và rối loạn lo âu của mình.

Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường) của con người trước những khó khăn và các mối đe doạ của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại, vươn tới. Tuy nhiên, người bệnh có lo âu bệnh lý hay rối loạn lo âu là khi lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với sự đe dọa được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ như quá mức hay vô lý.

Rối loạn lo âu là một bệnh lý thuộc nhóm bệnh lý tâm thần. Bạn đừng bị “dị ứng” với từ “tâm thần”. Bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu ám ảnh sợ, trầm cảm... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”. Và bệnh rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ là 1 thể nhẹ trong các rối loạn tâm thần nói chung và có thể điều trị được (bao gồm cả thuốc và tâm lý trị liệu).

Song song đó, bạn nên sắp xếp thời khóa biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý hơn, có thể nghe nhạc giao hưởng để giải stress, hạn chế cafe bia rượu, không hút thuốc lá, tập thể dục để giải tỏa năng lượng xấu, có lịch nghỉ phép du lịch ngắn hạn, đi chùa, ngồi thiền, yoga... chọn cái nào phù hợp với bản thân nhất và áp dụng, kiên trì.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Hội chứng rối loạn lo âu hay rối nhiễu lo âu là rối loạn đặc trưng bởi sự lo lắng thái quá và căng thẳng thường xuyên mà không có lý do rõ ràng. Những trải nghiệm cảm xúc lo lắng, sợ hãi thái quá này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chức năng của và cuộc sống của người bệnh.

Rối loạn lo âu bao gồm rối loạn lo âu toàn thể, hội chứng sợ xã hội, rối loạn lo âu phân ly và rối loạn đặc hiệu. Bạn có thể mắc một hoặc nhiều rối loạn cùng lúc. Nhưng dù là bất kể dạng rối loạn nào thì cũng cần được điều trị ngay.

Rối loạn nhịp tim là một bệnh tim đặc trưng bởi tần số hoặc nhịp tim bất thường: quá nhanh, quá chậm, quá sớm hoặc quá thất thường.

Chứng loạn nhịp tim xảy ra khi các xung động điện trong tim không hoạt động bình thường. Chứng loạn nhịp được đặt tên và phân loại dựa trên:

- Tần số: quá nhanh (nhịp tim nhanh), quá chậm (nhịp tim chậm);
- Vị trí (trong tâm thất hay tâm nhĩ);
- Mức độ thường xuyên.


Rối loạn nhịp tim do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tần suất bệnh thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi bị nhồi máu cơ tim hoặc thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên, một số bệnh rối loạn nhịp tim bẩm sinh có thể gặp ở người trẻ và gây đột tử khi bệnh không được phát hiện và điều trị sớm.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X