Hotline 24/7
08983-08983

Mắt khó tập trung nhìn một vật, bệnh gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Cháu bị bệnh mắt cháu không thể tập trung nhìn vào một vật ở xa hay ở gần được. Cháu cố gắng tập trung nhưng không thể được. Cháu gặp khó khăn trong việc đọc sách hay làm những việc đòi hỏi mắt phải tập trung như xem TV hay nhìn máy tính. Bác sĩ có thể cho cháu biết cháu bị bệnh gì về mắt không ạ? Cháu xin cám ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Mắt khó tập trung. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Mắt khó tập trung. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Theo thông tin em cung cấp thì em đang có vấn đề tại mắt, nhưng đây là bệnh lý gì của mắt (rung giật nhãn cầu, nhược thị...) thì bác sĩ phải khám mắt trực tiếp cho em mới kết luận được.

Em cần phải báo với bố mẹ cho em đến Bệnh viện Mắt khám sớm để điều trị sớm, càng để lâu sẽ càng không tốt cho mắt của em và việc học tập, sinh hoạt của em, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Có nhiều nguyên nhân gây rung giật nhãn cầu: di truyền, bạch tạng, bệnh lý tại mắt (đục thể thủy tinh, lé, tật khúc xạ nặng...). Bệnh lý nội khoa: bệnh Meniere, xơ cứng rải rác; đột quỵ (nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi); chấn thương đầu (nguyên nhân thường gặp ở người trẻ); bệnh lý tai trong; thuốc chống động kinh, nghiện rượu hay thuốc,..

Triệu chứng đầu tiên của rung giật nhãn cầu là chuyển động không có chủ ý của mắt, thường là chuyển động theo chiều ngang, nhưng cũng có trường hợp chuyển động lên xuống theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể có các triệu chứng khác như: nhạy cảm ánh sáng, hoa mắt, chóng mặt, quáng gà, thị lực kém...

Để chẩn đoán cần khám nhãn khoa tìm xem có các nguyên nhân tại mắt hay không như đục thể thủy tinh, lé, bất thường gai thị hay võng mạc... Bên cạnh đó, bệnh nhân phải được khám tai, thần kinh, chụp CT hay MRI não kiểm tra.

Về điều trị: Hiện nay vẫn chưa có điều trị đặc hiệu cho tình trạng rung giật nhãn cầu. Trong vài trường hợp rung giật nhãn cầu mắc phải, ngưng sử dụng thuốc hoặc rượu sẽ làm cải thiện bệnh. Một số thuốc như botox có thể làm giảm một vài chuyển động rung giật mắt, nhưng chỉ có hiệu quả tạm thời.

Phẫu thuật cơ vận nhãn có thể làm giảm tư thế đầu ở người bị rung giật nhãn cầu, giảm mức độ trầm trọng của bệnh và cải thiện vẻ thẩm mỹ bên ngoài. Phẫu thuật có thể giúp cải thiện thị lực nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn rung giật nhãn cầu. Kính đeo mắt và kính tiếp xúc có thể giúp cải thiện thị lực.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X