Hotline 24/7
08983-08983

Mang thai trên tuổi 35 có đáng ngại?

Vì một số lý do khác nhau, nhiều phụ nữ đến tuổi 35 mới kết hôn. Liệu độ tuổi này có ảnh hưởng đến cơ hội mang thai và sinh em bé?

Cho đến năm 2000, 1/12 trẻ sơ sinh là do các bà mẹ ở độ tuổi 35 hoặc cao hơn sinh ra - giáo sư Glade B. Curtis, thành viên Hội Các Bác Sĩ Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ,  tác giả cuốn sách “Mang thai trên 30 tuổi” cho biết.

Kelly Preston (ảnh trái) sinh con khi đã 47 tuổi.
Halle Berry (ảnh phải) bệnh nhân tiểu đường, sinh bé gái đầu

Ông cho hay: mỗi ngày ở Hoa Kỳ, gần 200 phụ nữ tuổi từ 35 trở lên sinh em bé đầu tiên. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển độ tuổi sinh đẻ. Ví dụ như sự thay đổi vai trò phụ nữ ở khu vực công, sự tiến bộ của y tế và sự thay đổi độ tuổi kết hôn.

Sau tuổi 30, một người phụ nữ có thể suy giảm khả năng sinh sản do giảm số lượng trứng, giảm nội tiết tố nữ cùng với người chồng cũng giảm số lượng tinh trùng. Chưa kể tần suất quan hệ tình dục cũng giảm và điều kiện thể chất của bố mẹ không còn tối ưu.

Tuy nhiên, kiểm soát mang thai và khám bệnh thường xuyên có thể đối phó với khả năng biến chứng trong thai kỳ ở độ tuổi trên 30. Rất tốt nếu ta nhận thức được nguy cơ có thể xảy ra và cố gắng để giảm thiểu nguy cơ đó theo khuyến cáo của bác sĩ.

"Hiện nay, nhân viên y tế có thể đo các nguy cơ trong thai kỳ từ tình trạng sức khỏe của  thai phụ, chứ không phải là từ độ tuổi của họ. Điều kiện y tế là một chỉ số quan trọng. Một người phụ nữ khỏe mạnh ở độ tuổi từ 39 cũng không gặp vấn đề khi mang thai hơn một phụ nữ 20 tuổi bị bệnh tiểu đường. Mức độ tập thể dục của một người phụ nữ cũng có ảnh hưởng lớn đến thai kỳ của mình," giáo sư Glade cho biết.

Theo Fidi - Bee.net.vn (Vivanews)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X