Hotline 24/7
08983-08983

Mang thai tháng thứ 7 nên ăn gì?

Mang thai tháng thứ 7 bà bầu cần bổ sung các dưỡng chất thiết yếu từ canxi, chất béo và vitamin như A, B, B1, B2, C, E, D….

Mang thai tháng thứ 7 mẹ và bé thay đổi như thế nào?

Mang thai tháng thứ 7, bé nặng khoảng 900g (bằng khoảng đầu cây súp lơ) và dài khoảng hơn 36cm nếu duỗi chân. Bé ngủ và thức dậy đều đặn, biết mở và nhắm mắt, thậm chí có thể mút ngón tay.

Với nhiều mô não phát triển hơn, não của bé hoạt động rất tích cực. Tuy phổi của bé còn chưa trưởng thành, chúng vẫn có khả năng hoạt động.

Trong giai đoạn này, em bé có các chuyển động nhịp nhàng nhỏ giống như bị nấc cụt rất phổ biến từ lúc này trở đi. Mỗi đợt thường chỉ kéo dài một vài phút.

Mang thai tháng thứ 7 nên ăn gì?

- Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7 cần cung cấp đủ lượng mỡ. Dầu động vật, thực vật đều tích chứa hàm lượng mỡ rất phong phú. Thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng…

Mang thai tháng thứ 7 nên ăn gì?

Mang thai tháng thứ 7 nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu

- Việc tăng trọng lượng bụng bầu và áp lực lên tử cung có thể dẫn tới chuột rút. Thiếu canxi hay quá thừa photpho (chất được tìm thấy trong nước ngọt, snack và thịt chế biến sẵn) cũng làm chuột rút nặng hơn. Để giảm chuột rút, nên bổ sung thức ăn giàu canxi như sữa, phômai, cá hồi, cá ngừ đóng hộp (ăn cả xương), súp lơ xanh.

- Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, ăn cá chứa dầu (cá hồi, cá ngừ hay cá thu) dồi dào axit béo omega 3 giúp phát triển bộ não thai nhi và đặc biệt, có ảnh hưởng đến chỉ số IQ của bé trong tương lai.

Vì thế, ăn đủ lượng cá chứa dầu là điều quan trọng. Bạn có thể ăn khoảng 2 phần cá chứa dầu mỗi tuần; nhưng nếu bạn không chịu được mùi vị của chúng thì dùng viên bổ sung cá chứa dầu theo chỉ dẫn của bác sĩ là lựa chọn hợp lý.

- Thời điểm này, thai phụ mỗi ngày nên ăn từ 4 - 5 lần, nhưng mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.

- Giai đoạn này bà bầu cũng nên chú ý uống nhiều nước để chất thải bài tiết ra ngoài một cách thuận lợi, giúp giảm sưng phù. Ít ăn muối có thể giảm phù, nhưng không phải là kỵ muối.

Quá ít muối sẽ làm cho thai phụ chán ăn, mệt mỏi, khi nghiêm trọng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cần Ttăng cường các loại vitamin như A, B, B1, B2, C, E, D…

Theo An Nguyên - Gia đình Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X