Hotline 24/7
08983-08983

Mang thai có nên lái xe?

Lái xe khi đang có thai mang lại rất nhiều bất tiện, nhất là đối với những bà bầu “bụng vượt mặt”. Kể cả bà bầu có nhiều kinh nghiệm lái xe, khi ở trên đường cũng cần chú ý giữ tâm trạng bình tĩnh, không tức giận và thao tác ổn định, luôn đảm bảo cho thai nhi không bị dao động và lắc lư mạnh.

Khi lái xe, hãy lựa chọn tư thế và khoảng cách ngồi hợp lý nhất để bạn có thể điều khiển vô lăng một cách dễ dàng và chủ động. Bạn cần phải thoải mái khi điều khiển cả tay lái lẫn bàn đạp ga hay thắng.

Nếu nhất định phải lái, cần hết sức cẩn thận và chú ý đến thời gian 3 tháng đầu và cuối của thai nhi. Tỉ lệ sẩy thai của 3 tháng đầu là rất cao. Khi lái xe, bà bầu luôn ngồi thẳng, không được hoạt động sẽ làm cho xương chậu và tử cung bị chèn ép, làm cho máu lưu thông không thuận, có thể gây nguy cơ thai chết trong tử cung. Ngoài ra, lúc lái xe, bà bầu còn dễ có biểu hiện ốm nghén như buồn ngủ, buồn nôn, khó chú ý, kém tập trung, phản ứng cũng trở nên chậm chạp, dễ gây tai nạn.

Những lưu ý cho bà bầu khi lái xe. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Những lưu ý cho bà bầu khi lái xe. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Thời kỳ cuối mang bầu bụng đã rất to, động tác, phản ứng đều không linh hoạt. Lúc này nếu bị tai nạn kể cả nhẹ, thương tổn đều tăng cao so với bình thường. Khi phanh xe, bánh lái dễ va vào làm bị thương bụng bầu, gây chèn ép mạnh, thậm chí làm nhau bong non. Khi thai lớn đến mức độ nhất định sẽ chèn ép thần kinh xương hông, chân bà bầu có lúc sẽ bị chuột rút. Vì vậy, khuyến nghị bà bầu không nên lái xe trước và sau 3 tháng mang bầu.

Ngay cả khi bạn chỉ đi một quãng đường rất ngắn, hãy thắt dây an toàn, điều này giúp bảo vệ cả bản thân thai phụ cũng như bé yêu. Mỗi khi bước lên xe, không phân biệt bạn có là người cầm lái hay không, hãy thắt dây an toàn, và quan trọng không kém là cần phải thắt dây an toàn một cách chính xác:

- Với đai vai, bạn hãy thắt chéo qua giữa ngực và vai, không đặt sau lưng hoặc cánh tay. Với đai hông, hãy thắt trễ dưới bụng thấp nhất có thể và tránh để đai chạm hoặc đè lên bụng bầu của bạn. Điều này không tốt cho cả bạn và thai nhi.

- Hãy điều chỉnh độ dài của đai khi cài vào chốt cố định để bạn luôn cảm thấy thoải mái. Ngoài ra, luôn giữ khoảng cách an toàn với vô lăng, đừng ngồi quá thấp hoặc quá cao, luôn bảo đảm bụng bầu của bạn không tiếp xúc quá gần với vô lăng.

Các bà bầu nên tránh lái xe, ngồi xe lâu. Trên tuyến đường dài, xe chạy ghập ghềnh, lắc lư và nhiều điểm vòng hay đèo nguy hiểm có khả năng gây ra sẩy thai hoặc vỡ nước ối, nếu bầu đã được 8 tháng.

Ngoài ra, một số bà bầu bị sưng phù ở chân dưới. Thời gian dài ngồi trên xe quá lâu dễ làm cho tuần hoàn máu không tốt. Tốt nhất bà bầu nên đứng dậy đi lại sau 1 tiếng ngồi trên xe. Nếu lái xe thì dừng lại bên đường, thư giãn gân cốt, nghỉ ngơi lấy lại sức rồi mới đi. Nếu trên xe có người, cố gắng không nói chuyện với bà bầu, tránh phân tán sự chú ý, tập trung của bà bầu. Trên xe cũng nên mở một đĩa nhạc nhẹ nhàng, thư giãn.

Một lưu ý không nhỏ nữa, khi lái xe, bà bầu nhất định đảm bảo phải đi giày thể thao hoặc giày đế bằng thoải mái và lái xe bình ổn. Tránh đi giày cao gót hoặc ngồi quá lâu trên xe dễ gây phù thủng.

Ngoài ra, nếu tiết trời không quá nóng hoặc quá lạnh, có thể tắt điều hòa, mở cửa sổ hứng gió tự nhiên. Nếu nhiệt độ trong xe và bên ngoài chênh lệch quá lớn, bà bầu rất dễ bị cảm.

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X