Hotline 24/7
08983-08983

Mách mẹ cách rơ lưỡi sạch cho trẻ nhỏ chỉ bằng 2 bước đơn giản

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoặc bú bình cần được rơ lưỡi thường xuyên để hạn chế hiện tượng lưỡi trắng, nấm gây cảm giác chán ăn. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp mẹ biết cách rơ lưỡi thật sạch cho bé.

Khi nào cha mẹ cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Khi bú mẹ hoặc bú bình, lưỡi trẻ sơ sinh dễ đóng những mảng trắng do cặn sữa đọng lại. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ trẻ dễ bị mắc chứng nấm lưỡi, tưa lưỡi hoặc đen miệng. Theo các chuyên gia, mẹ có thể rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh thường xuyên theo tần suất tham khảo dưới đây:

Trẻ bú mẹ hoàn toàn: Mẹ rơ lưỡi sạch sẽ cho bé trong khoảng từ 2 – 3 ngày mỗi lần. Trong quá trình bú mẹ, lưỡi bé cọ xát trực tiếp với đầu ti nên cặn sữa không bị đóng nhiều.

Mẹ cần rơ lưỡi sạch sẽ sau khi trẻ sơ sinh bú mẹ và bú bình - Ảnh minh họa: Internet
Mẹ cần rơ lưỡi sạch sẽ sau khi trẻ sơ sinh bú mẹ và bú bình - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ bú mẹ và bú bình: Mẹ cần rơ lưỡi hàng ngày sau khi bú mẹ. Đồng thời khi trẻ vừa bú xong, mẹ có thể cho bé uống từ 1 – 2 muỗng nước sôi để nguội để làm sạch lưỡi.

Trẻ bú bình hoàn toàn: Rơ lưỡi 2 lần/ngày vì lượng cặn đọng trên lưỡi trẻ nhiều hơn khi bú sữa mẹ. 

Trong quá trình rơ lưỡi, trẻ sơ sinh có thể bị nôn ói. Vì vậy, mẹ nên rơ lưỡi vào thời điểm sáng sớm khi trẻ đói nhằm hạn chế nguy cơ nôn trớ sữa.

Cách rơ lưỡi sạch cho trẻ sơ sinh

Trẻ dưới 1 tuổi

Mẹ chỉ nên dùng dung dịch nước muối sinh lý rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh - Ảnh minh họa: Internet
Mẹ chỉ nên dùng dung dịch nước muối sinh lý rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh - Ảnh minh họa: Internet

Để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh trong độ tuổi này, mẹ cần chuẩn bị dung dịch nước muối sinh lý, miếng gạc rơ lưỡi sạch sau đó tiến hành rơ lưỡi theo các bước:

Bước 1: Mẹ rửa sạch tay bằng xà phòng sát khuẩn rồi quấn miếng gạc vào ngón trỏ tay thuận. 

Bước 2: Bế bé trên tay, nhúng gạc vào phần nước muối sinh lý đã chuẩn bị rồi nhẹ nhàng cho tay vào miệng bé. Mẹ bắt đầu từ vùng hai bên má của trẻ rồi lần lượt di chuyển đến các khu vực khác trong vòm miệng, cuối cùng tập trung rơ sạch vùng lưỡi để loại bỏ cặn sữa.

Lưu ý: Cha mẹ không nên dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Các bác sĩ cho biết mật ong có thể gây ra tình trạng ngộ độc botulism, cực kỳ nguy hiểm. 

Trẻ từ 1 – 3 tuổi

Trẻ sau 1 tuổi cũng cần được làm sạch lưỡi để bảo vệ khoang miệng - Ảnh minh họa: Internet
Trẻ sau 1 tuổi cũng cần được làm sạch lưỡi để bảo vệ khoang miệng - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ từ 1 – 3 tuổi vẫn chưa biết cách vệ sinh răng miệng. Vì vậy, cha mẹ hãy tập cho bé thói quen đánh răng thường xuyên và làm sạch lưỡi 2 lần mỗi ngày. Để rơ lưỡi thật sạch, mẹ nên dùng bàn chải mềm hoặc gạc rơ lưỡi theo đội tuổi và giúp bé vệ sinh. Khi trẻ đã biết đánh răng, mẹ lưu ý nhắc nhở trẻ sau đi chải răng cần chà nhẹ vùng lưỡi để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám.

Theo Phụ nữ sức khỏe

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X