Hotline 24/7
08983-08983

Mắc bệnh ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

Ung thư tuyến tụy được xếp vào nhóm bệnh ung thư có tốc độ di căn nhanh đặc biệt nguy hiểm. Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu là quan tâm của nhiều người.

Ung thư tuyến tụy khởi phát từ sự phát triển không bình thường của mô tuyến tụy - cơ quan nằm trong ổ bụng có chức năng tiết enzyme tiêu hóa và điều tiết sự chuyển hóa đường trong cơ thể. Ung thư tuyến tụy thường phát triển âm thầm và tiến triển nhanh. Một số biểu hiện bệnh như vàng da, vàng mắt, chán ăn, trầm cảm, mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân… thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn tiến triển của bệnh.

Bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

Thời gian sống của bệnh nhân ung thư tuyến tụy phụ thuộc nhiều yếu tố

Để khẳng định bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống được bao lâu còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Độ tuổi, thể trạng bệnh nhân

  • Giai đoạn tiến triển bệnh

  • Mức độ đáp ứng điều trị bệnh…

So với các bệnh ung thư thường gặp bệnh nhân ung thư tuyến tụy có tiên lượng sống thấp hơn rất nhiều, ngay cả ở những giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, nếu được điều trị tích cực, bệnh nhân vẫn có cơ hội kéo dài sự sống.

Phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu, bệnh nhân ung thư tuyến tụy có khoảng 12 – 14% cơ hội sống trong 5 năm.

Ở giai đoạn 2, bệnh nhân ung thư tuyến tụy có khoảng 5 – 7% cơ hội sống.

Ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4, cơ hội sống của bệnh nhân rất thấp, chỉ khoảng 1- 3%.

Điều trị ung thư tuyến tụy như thế nào?

Cũng giống như cơ sở để khẳng định ung thư tuyến tụy sống được bao lâu, lựa chọn phương pháp điều trị ung thư tuyến tụy cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư tuyến tụy là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và điều trị nhắm mục tiêu.

  • Phẫu thuật: tùy từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định cắt một phần hoặc toàn bộ tuyến tụy. Chỉ khoảng 20% bệnh nhân ung thư tuyến tụy được điều trị theo phương pháp này do đa số đều phát hiện khi khối u đã di căn rộng. Phẫu thuật có thể kết hợp với nhiều phương pháp bổ trợ khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

  • Xạ trị: sử dụng tia năng lượng cao như tia X hay hạt proton để tiêu diệt các tế bào ung thư sau phẫu thuật. Trường hợp bệnh nhân không đáp ứng được phẫu thuật thì xạ trị đóng vai trò là phương pháp điều trị chính. Tia xạ có thể đến từ máy gia tốc bên ngoài hoặc đặt bên trong cơ thể, gần khối u để tiêu diệt.

  • Hóa trị: sử dụng thuốc tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị được đưa vào cơ thể qua tĩnh mạch hoặc đường uống. Ở giai đoạn nặng, hóa trị thường được chỉ định kết hợp với điều trị nhắm mục tiêu.

  • Điều trị nhắm mục tiêu: nhắm vào các tế bào ung thư để tiêu diệt mà ít tác động đến các mô lành xung quanh nhất.

Trong các phương pháp điều trị trên, hóa trị và xạ trị là 2 phương pháp gây ra nhiều tác dụng phụ khiến người bệnh đau đớn và suy kiệt. Bên cạnh việc bệnh nhân và người nhà chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cũng cần sử dụng sản phẩm GHV KSol để hỗ trợ sức khỏe cho người bệnh và không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị cũng như chủ động hơn trong việc kiểm soát nguy cơ bị tái phát, di căn sau khi kết thúc điều trị. Đây là biện pháp tối ưu, an toàn và hiệu quả giúp bệnh nhân ung thư tuyến giáp nâng cao thể trạng, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị, kéo dài sự sống hiện nay (website: https://ksol.vn/).

Để được tư vấn chi tiết thêm và cụ thể cho từng trường hợp, bạn đọc hãy gọi điện trực tiếp tới chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 - Hotline 096 268 6808.

Bạn đọc tham khảo đánh giá của PGS. TS Trần Đáng về sản phẩm GHV KSOL:

Xem thêm:

Công bố phức hệ Nano Extra XFGC hỗ trợ điều trị ung thư

Những điều cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X