Hotline 24/7
08983-08983

Mắc bệnh ung thư buồng trứng có di truyền không?

Xin chào bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, mắc ung thư buồng trứng, tôi lo lắng cho con gái tôi, liệu sau này con gái tôi có bị nguy cơ bị mắc bệnh như tôi không? (Nguyễn Thị Hằng - Bắc Ninh)

Chào chị Hằng,

Bệnh ung thư buồng trứng có di truyền không là lo lắng của nhiều người khi có mẹ, bà ngoại hay chị, em gái mắc ung thư buồng trứng. Bệnh ung thư buồng trứng không di truyền nhưng các gen đột biến gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, những người có người thân trong gia đình mắc ung thư buồng trứng có nguy cơ mắc cao hơn những người bình thường. Tỷ lệ người mắc ung thư buồng trứng có liên quan đến yếu tố di truyền không cao, chỉ khoảng 5 - 10%.

Một số đột biến gen di truyền có khả năng gây ung thư buồng trứng:

Đột biến gen BRCA1 và BRCA2: có liên quan đến ung thư vú, ung thư buồng trứng, ống dẫn trứng. Nhiều số liệu thống kê đã chỉ ra, có khoảng 35 - 70% nữ giới mang gen đột biến BRCA1 mắc ung thư buồng trứng và khoảng 10 - 30% nữ giới mang gen đột biến BRCA2 phát triển thành ung thư.

Bệnh Cowden: đây là bệnh di truyền làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp, ung thư vú và ung thư buồng trứng.

Đột biến gen STK11: đây là đột biến gen có liên quan đến hội chứng Peutz Jegher. Người mắc hội chứng này có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng và nhiều bệnh ung thư khác trong đó có ung thư buồng trứng.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng

Ngoài đột biến gen di truyền, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng như:

Béo phì: phụ nữ béo phì, thường có chỉ số BMI cao hơn 30 có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn những người bình thường.

Sinh con muộn: phụ nữ sinh con ở độ tuổi 26 tuổi có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn những phụ nữ khác. Ngược lại nữ giới mang thai lần đầu ở độ tuổi sau 35 tuổi có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn.

Chế độ ăn uống không hợp lý: chế độ ăn ít rau xanh, hoa quả tươi và các loại ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều thịt đỏ… cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Sử dụng liệu pháp thay thế hoóc môn cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Để dự phòng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cho con gái bạn, cháu cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, thể dục thể thao, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần, đồng thời sử dụng sản phẩm GHV KSOL có chứa phức hệ Nano Extra XFGC giúp dự phòng nguy cơ mắc ung bướu. GHV KSOL là kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Chị Hằng có thể tham khảo phóng sự về chị Nguyễn Thị Soi (địa chỉ: 572  Âu Cơ, Phường 10, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh, ĐT 0915 206 506):

Để được tư vấn chi tiết thêm chị có thể gọi điện trực tiếp tới chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 - Hotline 096 268 6808.

Chúc chị và gia đình sức khỏe!

>> Xem thêm:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X