Hotline 24/7
08983-08983

Mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, cô gái xinh đẹp nhìn đâu cũng thấy "khỏa thân"

“Mỗi phút mỗi ngày, tôi đều nhìn thấy mọi người trong trạng thái khỏa thân từ hiệu trưởng, người phụ nữ đang ăn kẹo hay cảnh sát và tôi buộc phải suy nghĩ đến những điều khác để xóa bỏ hình ảnh đó. Không chỉ nhìn thấy mọi người khỏa thân, tôi còn nhìn mọi vật thành những thứ như “cô bé”, “cậu bé”. Mỗi ngày trôi qua với tôi là một cơn ác mộng.” - Rose chia sẻ.

Rose Bretécher đến từ London (Anh). Nhìn bên ngoài cô cũng giống như bao người phụ nữ khác thậm chí còn rất xinh đẹp, thế nhưng sâu bên trong, cô lại đang phải chống chọi với những suy nghĩ “gợi dục” của mình.

Rose Bretécher, cô gái xinh đẹp luôn nhìn thấy những hình ảnh "gợi dục".

Mọi chuyện bắt đầu khi Rose 15 tuổi, cô đột nhiên nhìn thấy hình ảnh một đứa trẻ trần truồng hiện lên trong suy nghĩ khi cùng cả nhà đi ăn tối. Khi ấy, Rose đã rất bối rối và cố gắng để cho hình ảnh biến mất khỏi tâm trí, cô lo sợ rằng mình giống như một kẻ ấu dâm.

Kể từ đó, những hình ảnh khiêu gợi hay liên quan tới “chuyện ấy” cứ xuất hiện ngày càng nhiều, suốt 7 ngày trong tuần và 24 tiếng mỗi ngày cô đều thấy hiện lên những hình ảnh về tình dục khiến cuộc sống của Rose hóa thành ác mộng.

Rose luôn bị ám ảnh bởi những suy nghĩ về tình dục do mắc bệnh lạ.

Đã có lúc Rose đi chơi cùng bạn bè và đột nhiên trong tâm trí cô tràn ngập hình ảnh về ngực của họ. Ngày đầu tiên tới làm việc tại BBC, Rose đã phải trốn vào nhà vệ sinh vì tất cả đồng nghiệp đều khỏa thân. Khi Rose xem một bộ phim tài liệu có cảnh quay tới những vách đá, đột nhiên tất cả đều biến thành hình ảnh “cô bé” hiện ra trước mắt cô.

Những hình ảnh "gợi dục" luôn hiện trong tâm trí và trước mắt khiến Rose lo lắng tới mức cô nghi ngờ về giới tính của bản thân. Mọi thứ ngày càng tệ khiến cô buộc phải chia tay bạn trai, bỏ học đại học và thậm chí còn có ý định tự tử.

Cuối cùng sau bao năm, Rose đã phát hiện mình mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Một bác sĩ Mỹ đã sử dụng kỹ thuật gọi là tiếp xúc và phòng ngừa phản ứng (ERP) để điều trị cho Rose. Bệnh tình của cô đã thuyên giảm, những hình ảnh về tình dục không còn xuất hiện liên tục trong tâm trí nữa. Rose cũng đã có bạn trai và sống thoải mái hơn sau khi điều trị. Cô thậm chí còn viết một cuốn sách để kể về cuộc chiến chống lại căn bệnh của mình.

Một hình ảnh mà người bị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ nhìn thấy.

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có tên tiếng Anh là Obsessive Compulsive Disorder - OCD, là một loại bệnh tâm thần. Người bị chứng OCD có thể có những suy nghĩ và sự thôi thúc mang tính chất ám ảnh hoặc những hành vi cưỡng chế lặp đi lặp lại. Một số người có thể cùng lúc vừa bị sự ám ảnh vừa bị sự cưỡng chế.

Nhiều người mắc bệnh OCD biết rằng những suy nghĩ và thói quen của họ là vô lý, không bình thường và dù họ không thích nhưng cũng không thể từ bỏ. Và nếu dừng lại, họ sẽ cảm thấy rất tệ. Vì vậy, chứng bệnh này có thể ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ của người bệnh, khiến cho họ không thể sống bình thường.

Sự ám ảnh và sự cưỡng chế có thể liên quan đến nhiều thứ khác nhau như nhu cầu về sự trật tự, sự gọn gàng hay sự sạch sẽ, sự tích trữ, dành dụm và những ý nghĩ “bừa bãi” về tình dục, tôn giáo, bạo lực và các bộ phận cơ thể.

Những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể bị ám ảnh bởi sự gọn gàng.

Những suy nghĩ ám ảnh có thể bao gồm:

- Sợ bẩn, sợ vi trùng.

- Lo lắng về việc bị tổn thương hoặc những người khác đang bị tổn thương.

- Cần mọi thứ được đặt theo một thứ tự chính xác.

- Niềm tin rằng có một vài số hoặc một vài màu sắc nhất định là "tốt" hoặc "xấu".

- Nhạy cảm liên tục với nháy mắt, hít thở, hoặc những cảm giác cơ thể khác.

- Luôn nghi ngờ nhưng không có bằng chứng rằng một đối tác là không trung thành.

Thói quen rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể bao gồm:

- Rửa tay liên tục.

- Thực hiện mọi việc theo một trật tự cụ thể bất cứ lúc nào, hoặc với một số lần nhất định mà người bệnh cảm thấy ổn.

- Kiểm tra liên tục, lặp đi lặp lại trên một cánh cửa khóa, đèn chuyển ánh sáng, và những thứ khác.

- Luôn tìm kiếm một thứ gì đó để đếm, như bước chân, bậc thang hoặc chai lọ.

- Đặt các vật dụng theo một thứ tự chính xác.

- Sợ chạm vào nắm cửa, sợ phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng, hoặc sợ bắt tay.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa cho bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nhưng với các phương pháp điều trị khác, các triệu chứng của người bệnh có thể được giảm bớt, làm hạn chế các ảnh hưởng của các triệu chứng đến cuộc sống của người bệnh.

Theo Eva

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X