Hotline 24/7
08983-08983

Mắc bệnh khối u tuyến yên, kinh đều, có khả năng mang thai không?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Cháu bị u tuyến yên, lúc phát hiện khối u gần 8mm, vòng kinh cháu không đều từ 30-50 ngày. Trước khi phát hiện cháu có bị mất kinh ngực tiết sữa. Sau khi điều trị kinh nguyệt cháu có lại. Cháu điều trị thuốc 2 năm và cũng có triển biến vòng kinh từ 23-40 ngày. Và hiện tại cháu có 1 số vấn đề về tâm lý nên dừng thuốc khoảng 8 tháng và chưa kiểm tra lại kích thước khối u. Vậy cháu có khả năng có thai không ạ?

Trả lời
Mắc bệnh u tuyến yên có được mang thai? Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Mắc bệnh u tuyến yên có được mang thai? Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Trên lý thuyết, bạn có kinh mỗi tháng, chứng tỏ có rụng trứng và vẫn có khả năng có thai. Bạn cần tái khám chuyên khoa Nội tiết để điều chỉnh nếu Prolactin cao gây ảnh hưởng đến rụng trứng. Mặt khác, cần theo dõi sự phát triển khối u, nội tiết tuyến yên để điều trị nếu có bất thường.

Thân mến.



U tuyến yên có thai được không? Mắc bệnh u tuyến yên vẫn có thể mang thai an toàn với điều kiện: u tuyến yên nhỏ hơn 10mm; u tuyến yên lớn hơn 10mm nhưng đã được điều trị bằng thuốc và khối u đã nhỏ lại; hoặc khối u đã được phẫu thuật.

Hầu hết các khối u nhỏ dưới 10mm không phát triển trong thời kỳ mang thai, hoặc phát triển không đáng kể. Vì vậy bạn có thể mang thai an toàn. Rất hiếm khi bạn phải điều trị bằng thuốc với khối u tuyến yên tăng tiết prolactin nhỏ hơn 10mm trong quá trình mang thai.

Đối với u tuyến yên lớn hơn 10mm, 30% bệnh nhân có khối u to hơn, phát triển lớn hơn trong quá trình mang thai và đòi hỏi phải can thiệp. Điều này làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu và dị dạng thai nếu điều trị. Bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sản, nội tiết, thần kinh trước khi quyết định có thai.

Nếu bạn đang điều trị bệnh u tuyến yên bằng thuốc (bromocriptin hoặc cabergoline hoặc quinagolide) và phát hiện bạn có thai, bạn phải ngừng ngay thuốc và tới gặp bác sỹ.

Nếu bạn mắc u tuyến yên nhỏ hơn 10mm và hoàn toàn khỏe mạnh, bạn có thể về nhà và theo dõi, không cần sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Phải phải theo dõi và lắng nghe cơ thể bạn. Hai biểu hiện quan trọng nhất phải theo dõi là thị lực và đau đầu. Nếu bạn nhìn mờ, nhìn đôi hoặc nhìn không bình thường, bạn phải tới gặp bác sỹ ngay, và thông báo với bác sỹ những biểu hiện của bạn, tiền sử bệnh u tuyến yên. Nếu đau đầu mới xuất hiện, hoặc đau đầu tăng, đau đầu dữ dội, bạn phải tới gặp bác sỹ ngay, không được chậm trễ.

Hoặc nếu bạn có bất cứ biểu hiện gì bất thường, bạn nên tới bệnh viện để được khám và tư vấn. Nếu bạn vẫn cảm thấy rất ổn, tốt nhất vẫn nên tới bác sỹ chuyên khoa mắt để đo thị lực, đo thị trường mỗi tháng một lần vì đôi khi không dễ biết rằng bạn bị giảm thị lực. Địa chỉ nơi bạn cần tới hoặc bác sỹ bạn cần tư vấn là bệnh viện với bác sỹ chuyên khoa nội tiết, chuyên khoa sản, chuyên khoa ngoại thần kinh.

Thuốc duy nhất được sử dụng trong thời kỳ thai nghén hiện nay là bromocriptine vì nó an toàn và không ảnh hưởng tới thai nhi. Phần lớn bệnh nhân sẽ ổn định, khối u nhỏ hơn, đau đầu giảm, thị lực cải thiện với phác đồ điều trị này. Một số rất ít trường hợp phải phẫu thuật khi thuốc không tác dụng (kháng thuốc) hoặc biến chứng nặng hơn.​


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X